Cập nhật ngày 1-4-2019 Từ khóa : Sôkratês – Cuộc đời và Sự nghiệp ; Chính trị – Athenai – tk thứ V tCn ; Xenophôn – Trích đoạn |
C1 |
CHĂN BÒ VÀ CHĂN DÂN
(khg 370 tCn)
Tác giả: Xenophôn[1]*
Người dịch: Nguyễn Văn Khoa
*
Khi biết Kritias[2]* đã sát hại rất nhiều người, Sôkratês bình luận: «Kẻ nuôi bò cứ để đàn bò của mình ngày càng ít ỏi và tiều tụy mà vẫn không chịu nhận rằng mình thuộc hạng chăn nuôi tồi tệ đã là chuyện lạ đời, nhưng kẻ đứng đầu nhà nước, không ngừng làm cho công dân thưa thớt dần và nghèo khổ thêm, mà vẫn không biết xấu hổ hay công nhận rằng mình thuộc hạng lãnh tụ tồi tàn, thì còn lạ đời hơn nữa». Câu nói trên lọt vào tai chính quyền[3]. Kritias và phụ tá là Chariklês cho gọi Ông lên để thông báo đạo luật cấm Ông phát biểu nơi công cộng.
Sôkratês: «Tôi sẵn sàng tuân thủ, nhưng để khỏi vi phạm luật pháp do ngu dốt, tôi cần biết thêm: Ngài cấm chúng tôi phát biểu vì giả định rằng nghệ thuật ăn nói là phải nói đúng hay phải nói sai? bởi vì trong trường hợp đầu, rõ ràng là từ nay chúng tôi phải nói sai, còn trong trường hợp sau thì từ nay chúng tôi phải cố nói sao cho đúng».
Chariklês phát cáu: «Vì ông ngốc nghếch như thế, Sôkratês ạ, chúng tôi sẽ đặt đạo luật này vào một khuôn khổ hợp với trí thông minh của ông hơn: chúng tôi cấm ông nói bất kỳ điều gì với bọn thanh niên».
Sôkratês: «Để tránh nạn từ hai nghĩa, hay khả năng tôi làm những chuyện khác hơn là điều Ngài vừa vui lòng ra lệnh, tôi có thể xin Ngài định nghĩa hộ, đến tuổi nào thì một người còn được xem là thanh niên hay không?»
Chariklês: «Cho đến khi nào đương sự còn bị cấm ngồi vào ghế đại biểu của Hội đồng Thành quốc, vì chưa đủ trưởng thành, chưa đủ khôn ngoan; như vậy, ông không được trò chuyện với bất cứ ai dưới 30 tuổi».
Sôkratês: «Ngay cả khi mua hàng, tôi không được hỏi cái này giá bao nhiêu, nếu người bán dưới 30 tuổi hay sao?... Và e rằng tôi cũng không được cả trả lời nữa, nếu có ai hỏi điều gì đó tôi biết, chẳng hạn như nhà Chariklês ở đâu? hay có thể gặp Kritias ở đâu?»
Chariklês: «Được, những chuyện như thế thì được thôi, tất nhiên».
Kritias xen vào: «Đồng thời, tốt hơn là ông nên tránh nói đến bọn thợ giày, thợ mộc, thợ rèn của ông. Giày dép họ chắc là long gót hết cả rồi, bởi vì ông đã bắt họ đi lại nhiều quá!»
Sôkratês: «Và chắc rằng tôi cũng phải tránh cả những đề tài đi kèm nữa, như công chính, thiêng liêng và đại loại phải không?»
Chariklês: «Chắc chắn rồi, nhất là về bò với bê, bằng không thì coi chừng, không khéo chính ông đang làm giảm số bò đấy»[4].
Xenophôn,
Chuyện đáng ghi nhớ
(Memorabilia,
q. I - ch. 2).
[1] Xenophôn là sử gia, triết gia, và quân nhân xứ Athênai; mặt khác, ông còn là người cùng thời với Sôkratês mà ông rất ngưỡng mộ, và biết quan sát cặn kẽ các xã hội Hy Lạp đương thời. Các đối thoại hay bài viết của ông về Sôkratês: Memorabilia (Chuyện Đáng Ghi Nhớ), Oeconomicus, Symposium (Bữa Tiệc), Apology of Sôkratês to the Jury (Sôkratês Tự Biện Vu Trước Tòa), Hiero. Xem thêm về Xenophôn ở Phụ Lục liên quan.
[2] Kritias (khg 460-403 tCn) là nhà chính trị, nhà văn, nhà thơ của Athênai xuất thân từ thành phần quý tộc, và là cậu của Plato. Đẹp trai, thông minh, nhiều nghị lực, y được đào tạo bởi giới biện sĩ, song cũng thường lui tới với Sôkratês. Chariklês có thể là một biện sĩ, và dường như chỉ được nói đến ở đây. Cả hai đều là thành viên của một chính quyền tàn bạo do Sparta dựng lên ở Athênai năm 404 tCn, sau chiến thắng trong cuộc nội chiến. Xem thêm về Kritias ở Phụ Lục liên quan.
[3] Năm 404, thất thế trong cuộc chiến với Sparta, Athênai bị áp đặt một chế độ bù nhìn mà sử gia đời sau gọi là nền chuyên chính của 30 bạo chúa (Τriákonta týrannoi, xem thêm về thiết chế này ở Phụ Lục liên quan). Chỉ trong 8 tháng cai trị, số người bị chính quyền này hãm hại lên đến khoảng 6.500 công dân, nghĩa là gần 1/10 số công dân còn lại sau chiến tranh.
[4] Sôkratês: «It would be sufficiently extraordinary if the keeper of a herd of cattle who was continually thinning and impoverishing his cattle did not admit himself to be a sorry sort of herdsman, but that a ruler of the state who was continually thinning and impoverishing the citizens should neither be ashamed nor admit himself to be a sorry sort of ruler was more extraordinary still». Sôkratês: «I am prepared to obey the laws, but to avoid transgression of the law through ignorance I need instruction: is it on the supposition that the art of words tends to correctness of statement or to incorrectness that you bid us abstain from it? for if the former, it is clear we must abstain from speeking correctly, but if the latter, our endeavour should be to amend our speech». Chariklês: «In consideration of your ignorance, Sôkratês, we will frame the prohibition in language better suited to your intelligence: we forbid you to hold any conversation whatsoever with the young». Sôkratês: «To avoid all ambiguity then, or the possibility of my doing anything else than what you are pleased to command, may I ask you to define up to what age a human being is to be considered young?» Chariklês: «For just so long a time as he is debarred from sitting as a member of the Council, as not having attained to the maturity of wisdom; accordingly you will not hold converse with any one under the age of thirty». Sôkratês: «In making a purchase even, I am not to ask, what is the price of this? if the vendor is under the age of thirty?» Sôkratês: «Nor answers either, I suppose, if the inquiry concerns what I know, as, for instance, where does Chariklês live? or where is Kritias to be found?» Chariklês: «Oh yes, of course, things of that kind». Kritias «But at the same time you had better have done with your shoemakers, carpenters, and coppersmiths. These must be pretty well trodden out at heel by this time, considering the circulation you have given them». Sôkratês: «And am I to hold away from their attendant topics also - the just, the holy, and the like?» Chariklês: «Most assuredly, and from cowherds in particular; or else see that you do not lessen the number of the herd yourself». (Xenophôn, Memorabilia, q. I - ch. 2).