SÔKRATÊS (K. R. POPPER, 1945)
Cập nhật ngày 1-4-2019
Từ khóa : Sôkratês – Diễn giải và Phê bình ;
Popper, Karl Raimund – Trích đoạn
C1

SÔKRATÊS
(1945)

Tác giả: Karl Raimund Popper*
Người dịch: Nguyễn Văn Khoa

*

[…] Trong phần sau đây, loại xã hội ma thuật, hay bộ lạc, hay tập thể chủ nghĩa cũng được gọi là xã hội khép, và loại xã hội trong đó mỗi cá nhân phải đương đầu với những quyết định cá biệt là xã hội mở […] Chủ nghĩa toàn trị là … đạo lý của loại xã hội khép – của bầy đoàn hay bộ lạc; nó không phải là sự ích kỷ cá nhân mà là sự ích kỷ tập thể […] Nền văn hóa [của Athênai trong thế kỷ thứ V tCn] này chưa kịp hồi phục đầy đủ, sau cú sốc [gây ra bởi] bước chuyển tiếp từ thứ xã hội bộ lạc hay xã hội khép còn phục tùng quyền lực của ma thuật, sang loại xã hội mở đang giải phóng mọi khả năng phê phán của con người […] Niềm tin mới vào loại xã hội mở, niềm tin vào con người, vào thứ công lý bình đẳng cho mọi người, và vào trí tuệ con người có thể đang bắt đầu hình thành, nhưng vẫn chưa được xác lập[1].

[Vào thời điểm này, nơi đây,] quan tâm đến con người trong tư cách là cá thể chứ không chỉ như người hùng hay cứu tinh của bộ lạc đã được khơi dậy. Tuy nhiên, thứ triết lý lấy con người làm trung tâm chỉ bắt đầu với Protagoras. Và niềm tin rằng không có gì quan trọng trong cuộc đời của ta hơn là con người cá thể khác – rằng con người cá thể là cứu cánh tự thân –, cũng như lời kêu gọi mỗi người phải tự trọng và tôn trọng lẫn nhau, dường như đã xuất phát từ Sôkratês chứ không phải ai khác […] Đóng góp to lớn nhất cho niềm tin mới này sẽ được chính Sôkratês  – người đã chết cho nó – thực hiện. Sôkratês không phải là lãnh tụ của nền dân chủ Athênai như Periklês, cũng không phải là lý thuyết gia của loại xã hội mở như Protagoras; đúng hơn Ông chỉ là người phê phán Athênai và các định chế dân chủ của nó, và trong tư thế này thì có thể là Ông mang đôi nét giống các lãnh tụ thuộc phe chống lại xã hội mở, nhìn một cách hời hợt. Thế nhưng một người phê phán chế độ dân chủ và các thiết chế dân chủ không nhất thiết phải là kẻ thù của nó […] Có một khác biệt căn bản giữa lối phê phán dân chủ và lối phê phán toàn trị về sự phê phán chế độ dân chủ. Sự phê phán ở Sôkratês là thứ phê phán dân chủ – thật ra loại phê phán này chính là lẽ sống của chế độ dân chủ. (Nhà dân chủ nào không phân biệt nổi sự phê phán dân chủ với sự phê phán thù địch đều xem như đã no say tinh thần toàn trị. Còn chủ nghĩa toàn trị thì tất nhiên không thể xem bất cứ sự phê phán nào là thân thiện, bởi vì sự phê phán một quyền lực như vậy luôn luôn phải là một thách thức đối với bản thân nguyên lý quyền lực)[2]...

Với sự nhấn mạnh trên khía cạnh con người của vấn đề chính trị, Sôkratês  không quan tâm lắm đến việc cải cách các định chế. Triết gia chỉ quan tâm đến khía cạnh trực tiếp, cá nhân của loại xã hội mở. Bản thân Ông cũng nhầm lẫn khi tự xem mình là nhà chính trị; Ông là nhà giáo... Sôkratês ... không phải là người của một đảng phái. Ông có thể hoạt động trong bất cứ đoàn thể nào, nếu ở đó việc làm của Ông có ích cho thành quốc... Sôkratês chỉ đơn giản đấu tranh cho điều ông tin là đúng, cho sự nghiệp trọn đời của Ông. Triết gia không hề có ý định phá hoại ngầm nền dân chủ. Thật ra, Ông cố hết sức tạo cho nó niềm tin mà nó cần. Đấy mới chính là cái sự nghiệp trọn đời của Ông ... Cái chết của Sôkratês  chính là bằng chứng tối hậu về sự chân thành của Ông. Không biết sợ, đơn giản, khiêm tốn, chừng mực, trào lộng... những đặc tính ấy luôn ở bên Ông... Sôkratês  đã chứng tỏ rằng một người có thể chết, không phải chỉ cho số mệnh, danh vọng và những gì trọng đại loại đó, mà còn có thể chết cho tự do, cho tư duy phê phán, và một sự tự trọng khác xa với bệnh tự cao hay thói đa cảm[3].

Karl Raimund Popper,
Bùa Mê Của Plato[4],
(The Spell of Plato,
London, Routledge and Kegan Paul, 1945)


[1] In what follows, the magical or tribal or collectivist society will also be called the closed society, and the society in which individuals are confronted with personal decisions, the open society (tr. 173). Totalitarianism is ... the morality of the closed society — of the group, or of the tribe; it is not individual selfishness, but it is collective selfishness (tr. 108) ... this civilization has not yet fully recovered from the shock [occasionned by] the transition from the tribal or «closed society», with its submission to magical forces, to the «open society» which sets free the critical powers of man (tr. 1) ... The new faith of the open society, the faith in man, in equalitarian justice, and in human reason, was perhaps beginning to take shape, but it was not yet formulated (K. Popper, The Spell of Plato).  

[2] Interest in the human individual as individual, and not only as tribal hero and saviour, had been aroused. But a philosophy which makes man the centre of its interest began only with Protagoras. And the belief that there is nothing more important in our life than other individual men, the appeal to men to respect one another and themselves, appears to be due to Socrates ... The greatest contribution to this faith was to be made by Socrates, who died for it. Socrates was not a leader of Athenian democracy, like Pericles, or a theorist of the open society, like Protagoras. He was, rather, a critic of Athens and of her democratic institutions, and in this he may have borne a superficial resemblance to some of the leaders of the reaction against the open society. But there is no need for a man who criticizes democracy and democratic institutions to be their enemy, although both the democrats he criticizes, and the totalitarians who hope to profit from any disunion in the democratic camp, are likely to brand him as such. There is a fundamental difference between a democratic and a totalitarian criticism of democracy ... Socrates’ criticism was a democratic one, and indeed of the kind that is the very life of democracy. (Democrats who do not see the difference between a friendly and a hostile criticism of democracy are themselves imbued with the totalitarian spirit. Totalitarianism, of course, cannot consider any criticism as friendly, since every criticism of such an authority must challenge the principle of authority itself) … (K. Popper, The Spell of Plato, tr. 189-190) ...

[3] With his emphasis upon the human side of the political problem, Socrates could not take much interest in institutional reform. It was the immediate, the personal aspect of the open society in which he was interested. He was mistaken when he considered himself a politician; he was a teacher … Socrates ... was not a party man. He would have worked in any circle where his work might have benefited his city … Socrates simply fought for what he believed to be right, and for his life’s work. He had never intended to undermine democracy. In fact, he had tried to give it the faith it needed. This had been the work of his life … Socrates’ death is the ultimated proof of his sincerity. His fearlessnes, his simplicity, his modesty, his sense of proportion, his humour never deserted him... He showed that a man could die, not only for fate and fame and other grand things of this kind, but also for the freedom of critical thought, and for a selfrespect which has nothing to do with self-importance or sentimentality (K. Popper, The Spell of Plato, tr. 191-194).

[4] Tác phẩm này đã được dịch sang tiếng Việt. Xin trân trọng giới thiệu. Xem : Nguyễn Quang A, Bùa Mê Của Plato, 2004 (Tủ sách SOS).

CHUYÊN TRANG CỦA NHÀ NGHIÊN CỨU Nguyễn Văn Khoa