SÔKRATÊS (ARISTOTELÊS, khg 335-323 tCn)
Cập nhật ngày 1-4-2019
Từ khóa : Sôkratês – Diễn giải và Phê bình ;
Aristotelês – Trích đoạn ; Định nghĩa phổ quát ;
Quy nạp (Phương pháp)
          C1

SÔKRATÊS*
(khg 335-323 tCn)

Tác giả: Aristotelês*
Người dịch: Nguyễn Văn Khoa

*

Trong đoạn văn này, rút ra từ quyển Metaphysics của ông (tập XIII, phần 4, Lịch Sử Và Phê Phán Hệ Thống Triết Học Của Platôn) Aristotelês xác định các đóng góp chính của Sôkratês cho triết học và khoa học là những gì.

Có nhiều bản dịch tiếng Anh và tiếng Pháp của Metaphysics thuộc lĩnh vực công cộng trên Internet.

*

[…] Sôkratês tìm hiểu về đức hạnh, và trong bối cảnh đó mà trở thành người đầu tiên đặt vấn đề định nghĩa phổ quát. Bởi vì, trong số các nhà vật lý, Dêmokritos chỉ đụng đến vấn đề này trên một phạm vi nhỏ, và định nghĩa nóng, lạnh một cách tàm tạm; còn Pythagoras với học trò thì, mặc dù trước đấy đã xem xét một số đối tượng – như thời cơ, công lý, hôn nhân – nhưng lại định nghĩa chúng trong tương quan với những con số (với số học). Việc Sôkratês phải tìm vào tận bản chất đối tượng là tự nhiên thôi, bởi vì Ông đang tìm cách xây dựng lối lý luận ba đoạn, và «cái này là cái gì?» chính là khởi điểm của tam đoạn luận; và bởi vì cho đến lúc ấy, phương pháp biện chứng chưa có đủ năng lực cho phép con người tư biện về những cái đối lập, và tìm hiểu xem chúng có thể được giải quyết bởi cùng một khoa học hay không, khi không có hiểu biết gì về bản chất của chúng cả. Thành thử có hai phát kiến thật sự có thể được gán cho Sôkratês một cách công bằng – đó là lý luận quy nạp và định nghĩa phổ quát, và cả hai đều liên quan đến điểm khởi đầu của khoa học. Tuy nhiên, Sôkratês không tách rời định nghĩa và ý niệm phổ quát khỏi vật thể, trong khi các triết gia khác thì lại cho rằng chúng tồn tại biệt lập với vật thể, và gọi chúng là những Ý thể[1]. […]

Aristotelês,
Siêu Hình Học
(Métaphysics, transl. by W. David Ross,
Métaphysique, trad. par Jules Barthélemy-St-Hilaire,
t. 13, ph. 4).


[1] «But when Socrates was occupying himself with the excellences of character, and in connexion with them became the first to raise the problem of universal definition (for of the physicists Democritus only touched on the subject to a small extent, and defined, after a fashion, the hot and the cold; while the Pythagoreans had before this treated of a few things, whose definitions e.g. those of opportunity, justice, or marriage they connected with numbers; but it was natural that Socrates should be seeking the essence, for he was seeking to syllogize, and 'what a thing is' is the starting-point of syllogisms; for there was as yet none of the dialectical power which enables people even without knowledge of the essence to speculate about contraries and inquire whether the same science deals with contraries; for two things may be fairly ascribed to Socrates inductive arguments and universal definition, both of which are concerned with the starting-point of science)  but Socrates did not make the universals or the definitions exist apart: they, however, gave them separate existence, and this was the kind of thing they called Ideas» (Aristotle, Metaphysics, t. 13 - ph. 4).

= «Socrate s'était occupé surtout de l'analyse des vertus morales; et il avait été le premier à en chercher des définitions générales. Avant lui, Démocrite n'avait guère touché, et encore d'assez loin, qu'à des questions de Physique; et ses définitions ne s'étendaient tout au plus qu'au chaud et au froid. Les Pythagoriciens, antérieurement à Démocrite, s'étaient appliqués à définir un petit nombre de notions, qu'ils essayaient de rattacher à leur théorie des Nombres: par exemple, ils avaient, de cette façon, défini l'Occasion, la Justice, le Mariage. Mais Socrate recherchait ce que les choses sont en elles-mêmes essentiellement; et il faisait bien en cela, puisqu'il voulait se rendre un compte rationnel des réalités, et que tout raisonnement doit s'appuyer sur la nature de la chose en soi. De son temps, la Dialectique n'était pas encore assez avancée pour qu'on pût étudier les contraires, indépendamment même de l'essence, et se demander si les contraires sont connus d'un seul et même coup. Du reste, il y a deux mérites qu'on doit hautement reconnaître à Socrate, si l'on veut être juste envers lui: il a su faire des raisonnements inductifs, et donner des définitions générales. Ce sont là les deux fondements véritables de la science. Mais Socrate n'admettait pas que les universaux, non plus que les définitions, pussent être séparés des choses, tandis qu'au contraire d'autres philosophes les en ont séparés, et que ce sont les entités de cette espèce qu'ils ont nommées des Idées» (Aristote, Métaphysique, bản dịch của Saint-Hilaire, t. 13 – ch. 4).

CHUYÊN TRANG CỦA NHÀ NGHIÊN CỨU Nguyễn Văn Khoa