TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC GADAMER

TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC GADAMER

“Từ Điển Triết Học Gadamer” có tác dụng như là một điểm quy chiếu quan trọng, hỗ trợ những ai muốn nắm vững Gadamer và toàn bộ lĩnh vực thông diễn học triết học. Đó cũng sẽ là một sự trợ giúp giá trị dành cho những ai cần thông tin về nhiều nguồn gốc tạo nên công trình của Gadamer.

145,000 VNĐ

Mua sách tại

 

TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC GADAMER
(The Gadamer Dictionary)

“Từ Điển Triết Học Gadamer” có tác dụng như là một điểm quy chiếu quan trọng, hỗ trợ những ai muốn nắm vững Gadamer và toàn bộ lĩnh vực thông diễn học triết học. Đó cũng sẽ là một sự trợ giúp giá trị dành cho những ai cần thông tin về nhiều nguồn gốc tạo nên công trình của Gadamer.

Hans-Georg Gadamer (1900-2002): Trung tâm điểm của sự nghiệp Gadamer là sự biện minh cho bản thân triết học trong một thế giới tinh thần bị thống trị quá thường xuyên bởi những thực hành và những thể thức của khoa học tự nhiên. Với Gadamer, sự thực hành đáng quý của thông diễn học – nhưng hoàn toàn bị lãng quên vào thời hiện đại cho đến khi được phục hồi vào thế kỷ 19, đã chứng minh rằng sự thông hiểu của con người không thể được tóm tắt trong một nhóm các quy tắc hay phương pháp luận; nó vận hành trong mọi phương diện của những nỗ lực của ta nhằm làm cho thế giới trở nên sáng rõ. Bởi lý do đó, nghệ thuật và tính chất nghệ thuật của ngôn ngữ nói cho ta biết về thế giới và về chính ta cũng nhiều như khoa học tự nhiên vốn được tôn sùng hơn. Thành công lớn lao nhất của Gadamer là dùng thông diễn học để tái định vị các khoa học nhân văn.

Công trình của Hans-Georg Gadamer – không giống như phần lớn triết học hiện đại – đặc biệt thiếu đi hệ thuật ngữ khó hiểu và đầy tính kĩ thuật. Bởi tác phẩm của ông nhấn mạnh sự phụ thuộc của ta vào ngôn ngữ hằng ngày, tức ngôn ngữ không-triết học, nên ông nỗ lực phát triển các ý tưởng để tránh sa đà dễ dãi vào hệ thuật ngữ phức tạp và gây khó hiểu. Thế nhưng Gadamer cũng tạo ra rất nhiều thuật ngữ và thành ngữ. Thí dụ, ông nói về một “sự hòa trộn các chân trời” và “ý thức lịch sử tác động”. Từ điển này có ý định giải thích chi tiết các thuật ngữ này và những thuật ngữ khác như vậy ngay trong lòng dự án triết học Gadamer. Gadamer cũng dùng các thuật ngữ gần gũi, chẳng hạn “thông diễn học”, “truyền thống” và “đối thoại”, nhưng chúng mang những nghĩa chuyên biệt trong các trước tác của ông và chúng cần một sự chú giải và minh giải chi tiết.

Từ điển này sẽ giúp bạn đọc khám phá và hiểu được các thuật ngữ then chốt trong hệ từ vựng của Gadamer. Nó cũng sẽ giúp bạn đọc nắm bắt nhiều ý tưởng mà Gadamer đã triển khai về bản chất của ngôn ngữ, nghệ thuật, lịch sử và sự thông hiểu con người. Chris Lawn & Niall Keane đã làm việc theo một sự phân công khá chặt chẽ. Một người tập trung vào các thuật ngữ và các khái niệm then chốt trong tác phẩm của Gadamer. Người kia chủ yếu bàn về các chủ đề rộng lớn hơn và các mục từ về những khuôn mặt lịch sử cụ thể, hoặc đã ảnh hưởng trực tiếp lên Gadamer, chẳng hạn những người thầy như Husserl và Heidegger, hoặc sự ảnh hưởng của họ ít trực tiếp hơn nhưng quan trọng như Hegel hay Thánh Augustine. 

Có thể bạn quan tâm

TINH THẦN HIỆN ĐẠI

Tác giả: John Herman Randall, Jr.

Bộ sách LỊCH SỬ THẾ GIỚI - TẬP 3

Tác giả: J. M. Roberts và Odd Arne Westad

SUY TƯỞNG

Tác giả: Blaise Pascal

BÀN VỀ TỰ DO

Tác giả: John Stuart Mill

BỘ SÁCH LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI - WILL DURANT - TRỌN BỘ GỒM 11 PHẦN, 45 TẬP

Tác giả: Will Durant (từ Phần I đến Phần VI); Will & Ariel Durant (từ Phần VII đến Phần XI)

SỰ KIẾN TẠO XÃ HỘI VỀ THỰC TẠI

Tác giả: Peter L. Berger & Thomas Luckmann

Émile hay là về giáo dục

Tác giả: Jean-Jacques Rousseau

Bộ sách LỊCH SỬ THẾ GIỚI - TẬP 5

Tác giả: J. M. Roberts và Odd Arne Westad