TRI THỨC CỦA CHÚNG TA VỀ NGOẠI GIỚI
(Our Knowledge of the External World)
Bertrand Russell (1872-1970) là một trong những nhà tư tưởng quan trọng nhất của thời hiện đại. Là một nhà triết học, toán học, nhà cải cách giáo dục, nhà trí thức cổ vũ tự do tình dục và tự do xã hội, một nhà vận động cho nhân quyền và hòa bình, ông đồng thời là tác giả của nhiều quyển sách, tiểu luận, và bài giảng mang tính đại chúng và có ảnh hưởng về nhiều chủ đề khác nhau.
Được xem là một trong những gương mặt gây tranh cãi nhất của thế kỉ XX, Russell cực kì nổi tiếng vì những tác phẩm khiêu khích của ông. Các tác phẩm này mang lại những cái nhìn sâu sắc và quan điểm tư tưởng tiến bộ về một xã hội phương Tây đang biến chuyển và tiến bộ, nhất là giai đoạn giữa hai cuộc thế chiến, sự suy tàn của chủ nghĩa đế quốc Anh và bối cảnh đạo đức đầy biến động.
Tri thức của chúng ta về ngoại giới là tập bài giảng Bertrand Russell giảng ở Mỹ, trong đó ông đặt những câu hỏi về tính quan yếu và tính chính đáng của triết học. Ông khảo sát mối quan hệ giữa tri thức ‘khoa học’ và tri thức ‘cá nhân’ và đặt câu hỏi về cách thức chúng ta có thể hiểu về thế giới vật lý của chúng ta. Đây là tác phẩm bùng nổ và gây tranh cãi, nó đưa ra những ví dụ cho thấy các tuyên bố của các triết gia là quá mức như thế nào, và khảo sát tại sao thành tựu của họ không thể đạt được tầm vóc lớn hơn.
Huỳnh Duy Thanh giới thiệu
Vui lòng click hay quét QR dưới đây để đọc thử sách