“Nếu trước đây, con người đã từng được coi là có giá trị xã hội khi được giải phóng ở mức độ nào đó khỏi thói ích kỷ cá nhân, thì hiện nay, con người được đòi hỏi phải vượt qua được thói ích kỷ giai cấp và dân tộc của mình.”
“Giá trị đích thực của một con người trước hết được xác định bởi: anh ta đã đạt đến chỗ giải phóng khỏi cái Tôi đến mức độ nào và theo nghĩa gì.”
“Cái đẹp đẽ nhất mà chúng ta có thể trải nghiệm được là cái bí ẩn. Đó là cảm thức nền tảng trong cái nôi của nghệ thuật và khoa học chân chính.”
Các trích dẫn trong sách Thế giới như tôi thấy
Thế giới như tôi thấy tập hợp những bài viết, bài nói chuyện, thư từ và tiểu luận khoa học của A. Einstein, người được tạp chí Time danh tiếng bình chọn là nhân vật vĩ đại nhất của thế kỷ 20 (Person of Century). Ông không chỉ là một thiên tài trong lĩnh vực khoa học của mình, mà còn là một nhà hiền triết, có ảnh hưởng sâu rộng tới các lĩnh vực khác: tư tưởng, tôn giáo và hòa bình thế giới.
Cuốn sách này được xuất bản lần đầu tiên năm 1931 ở Đức. Năm 1955, sách được tái bản ở Mỹ, có bổ sung thêm nhiều bài viết mới. Từ đó tới nay, Thế giới như tôi thấy đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và trở thành một trong những cuốn sách kinh điển để người đọc qua đó có thể tìm hiểu về con người và cội nguồn tư tưởng của nhà khoa học.
Albert Einstein tin tưởng vào nhân loại và vào sứ mệnh cao cả của khoa học, ông khao khát về một thế giới hòa bình, nơi con người giúp đỡ lẫn nhau. Cuốn sách này được ra đời như một lời mong cầu, một niềm tin rằng nhân loại sẽ nhận ra từng khoảnh khắc hiện tại của mỗi người đều là thời điểm mà chúng ta phải suy tư về lẽ sống và lý tưởng của mình.
Vui lòng click hay quét QR dưới đây để đọc thử sách