VĂN MINH HỒI GIÁO VÀ DO THÁI
Bước hưng thịnh và suy tàn của nền văn minh Hồi giáo là một trong những hiện tượng lớn trong lịch sử. Trong năm thế kỷ, từ 700 đến 1200, thế giới Hồi giáo dẫn đầu thế giới về sức mạnh, trật tự, và phạm vi của vương quyền, trong việc hoàn thiện cách cư xử, về mức sống, luật pháp nhân đạo và tinh thần khoan dung tôn giáo, trong văn học, nghiên cứu, khoa học, y học, và triết học. Trong kiến trúc, nó thừa nhận sự ưu việt, vào thế kỷ XII, của các thánh đường Âu châu; và điêu khắc gothic không tìm thấy đối thủ trong thế giới Hồi giáo bị kìm hãm. Nghệ thuật Hồi giáo trút hết sinh lực vào trang trí, và chịu đựng sự hạn hẹp về quy mô và sự đơn điệu của phong cách; nhưng trong những giới hạn tự áp đặt đó, nó chưa từng bị đối thủ nào vượt qua. Trong thế giới Hồi giáo, nghệ thuật và văn hóa được lan tỏa rộng rãi hơn so với thế giới Thiên Chúa giáo trung cổ; các vị vua là những nhà thư pháp, và thương nhân, giống như các y sĩ, có thể là những triết gia.
Trong thế giới Hồi giáo và Thiên Chúa giáo, một dân tộc đáng chú ý [tức Do Thái] vì qua bao nghịch cảnh vẫn duy trì được nền văn hóa độc đáo của họ, được an ủi và truyền cảm hứng từ tín ngưỡng của họ, sống theo luật pháp và luân lý của họ, sản sinh ra các thi sĩ, nhà khoa học, học giả, và triết gia của họ, và phục vụ như những người chuyên chở những hạt giống tốt tươi giữa hai thế giới thù địch.
WILL DURANT