MỤC TIÊU GIÁO DỤC VÀ CÁC TIỂU LUẬN KHÁC
The Aims of Education and Other Essays
Alfred North Whitehead - những phân tích sâu sắc về bản chất của giáo dục:
“Giáo dục bằng những ý tưởng trơ ì không chỉ vô ích, mà trên hết nó còn có hại”.
Whitehead thường “rất choáng vì tình trạng tê liệt tư tưởng đã gây ra trong học sinh bởi sự tích tụ một cách vô mục đích mớ tri thức chính xác vốn trơ ì và không được sử dụng”.
Whitehead không tán thành cách truyền dạy theo phương pháp nhồi nhét, học vẹt, đối với ông, “trí tuệ không bao giờ là thụ động; nó là một hoạt động không ngừng nghỉ, tinh tế, có tính thụ nhận, đáp ứng lại với những kích thích. Bạn không thể trì hoãn đời sống của nó cho đến khi bạn đã mài nó bén nhọn”. Vì vậy, đối với giáo dục phổ thông, ông chủ trương “không dạy quá nhiều môn học” và “dạy cái gì thì phải dạy cho thấu đáo”. Học mà không hiểu, hoặc không dùng được hiểu biết của mình thì càng học nhiều càng có hại.
***
“Giáo dục là sự hướng dẫn cá nhân thấu hiểu nghệ thuật sống”.
Whitehead có cái nhìn sâu sắc về văn hóa và ý nghĩa của nó trong bản chất giáo dục: "văn hóa là hoạt động của tư tưởng, và sự thu nhận cái đẹp và tình cảm con người. Nó không liên quan gì đến việc nắm bắt những mảnh thông tin rời rạc. Một người chỉ đơn thuần có nhiều thông tin là kẻ lắm chuyện vô dụng nhất trên đất của Thượng đế. Điều mà chúng ta nên hướng đến là tạo ra những người vừa có văn hóa vừa có tri thức chuyên môn trong chiều hướng đặc biệt nào đó. Tri thức chuyên môn của họ sẽ mang lại cho họ nền tảng để xuất phát, và văn hóa của họ sẽ dẫn dắt họ vào sâu thẳm như triết học và thăng hoa như nghệ thuật".
***
“Toàn bộ vấn đề của một trường đại học là đưa lớp trẻ vào tầm ảnh hưởng trí tuệ
của một lớp học giả giàu óc tưởng tượng.”
Không con người khoa học nào chỉ đơn thuần muốn biết. Họ sở đắc tri thức để thỏa mãn niềm đam mê khám phá của họ. Họ không khám phá để biết, mà họ biết để khám phá. Sự vui sướng mà nghệ thuật và khoa học có thể mang lại cho lao động khó nhọc là niềm vui nảy sinh từ ý định được định hướng thành công.” Cho nên, “sự đối chọi giữa một nền giáo dục khai phóng và nền giáo dục kỹ thuật là sai lầm. Không thể có bất kỳ nền giáo dục kỹ thuật thích đáng nào là không có tính khai phóng, và cũng không có nền giáo dục khai phóng nào là không có tính kỹ thuật: tức là, không có nền giáo dục nào không truyền đạt viễn kiến kỹ thuật lẫn viễn kiến trí tuệ.”
***
Alfred North Whitehead - quan niệm về triết lý giáo dục:
“Giữ cho tri thức luôn sống động, làm sao tránh cho nó khỏi bị trở nên trơ ì, là vấn đề trung tâm của mọi nền giáo dục”.
“Bản chất của giáo dục là nó mang tính tôn giáo.” – bởi
“Một nền giáo dục tôn giáo là một nền giáo dục khắc sâu bổn phận và sự tôn kính”.