-
GIÁO DỤC KHAI MINH (Bài 37) - Giáo dục: Công cuộc đại hòa giải?
Người thì cho rằng "giáo dục" mà không có khát vọng sẽ trở nên vô nghĩa; người hoài nghi thì cho rằng nhiệm vụ ấy là quá sức người, vì hòa giải với nhau ở "trong" thế giới còn chưa xong, nói gì đến hòa giải "với" thế giới!Xem thêm >>
-
GIÁO DỤC KHAI MINH (Bài 38) - Giáo dục: Mời gọi lên đường
Xem thêm >>
Giáo dục luôn có nghĩa là sự khởi hành để thực hành việc lập luận, lý luận mang tính suy lý, cân nhắc giữa những chủ thuyết khác nhau cùng với lý lẽ biện minh hoặc phản bác chúng.
-
GIÁO DỤC KHAI MINH (Bài 40) - Một gam kinh nghiệm hơn một tấn lý thuyết
Trong tác phẩm nổi tiếng "Dân chủ và giáo dục" (bản tiếng Việt của Phạm Anh Tuấn, NXB Tri Thức, 2008, 2010, 2012), John Dewey có câu viết nổi tiếng không kém: “Một gam kinh nghiệm tốt hơn một tấn lý thuyết, đơn giản chỉ vì lý thuyết chỉ có ý nghĩa sống động và kiểm tra được ở trong kinh nghiệm. Kinh nghiệm, dù khiêm tốn nhất, cũng có thể sản sinh và chống đỡ cho lý thuyết, còn lý thuyết mà không liên hệ với kinh nghiệm thì không thể xác định và nắm bắt như là lý thuyết. Nó dễ trở thành công thức, thành khẩu hiệu đầu môi, khiến tư duy và ‘lý thuyết’ đích thực trở nên không cần thiết và không thể có được”.Xem thêm >>
-
GIÁO DỤC KHAI MINH (Bài 41) - Nhà trường: Nơi rèn luyện nếp sống dân chủ
Xem thêm >>
John Dewey, trong "Tâm niệm giáo dục của tôi" (1897), đã viết: "Tôi cho rằng nhà trường trước hết là một định chế xã hội, là hình thức đời sống cộng đồng hiệu quả nhất để giúp học sinh thừa hưởng di sản của giống nòi".
-
GIÁO DỤC KHAI MINH (Bài 42) - Người gác cổng thiên đàng
Xem thêm >>
"Những sự khác biệt mà không thật sự tạo nên được những sự khác biệt thì không phải là những sự khác biệt"! Đó có lẽ là hạt nhân của triết thuyết dụng hành Mỹ, xem nguồn gốc của mọi việc là ở trong hành động, hướng đến kết quả của hành động và mời gọi hành động.
-
GIÁO DỤC KHAI MINH (Bài 43) - Thuyết hiện sinh: "Tiến lên để sống"
Xem thêm >>
Triết hiện sinh chia tay với triết học "trừu tượng". Nó quan tâm đến tính chủ thể cụ thể của con người, chứ không phải khái niệm trừu tượng về "chủ thể". Đó là lý do nhiều triết gia hiện sinh (như Sartre, Camus...) chọn hình thức văn nghệ (tiểu thuyết, kịch...) để đến gần hơn với đời sống thực, nói lên những băn khoăn, thao thức, đau khổ và lựa chọn trong "thân phận" làm người.
-
GIÁO DỤC KHAI MINH (Bài 44) - "Biết mấy dòng thơm mở giữa đường..." *
Xem thêm >>
Theo Heidegger, trong "Bản chất của Chân lý" (1931-32), ta vốn sống "trong thế giới", không hề có sự phân ly, cô lập giữa đầu óc và thực tại, và không bao giờ "nhìn thấy" thế giới hoàn toàn đúng hoặc hoàn toàn sai cả.
-
GIÁO DỤC KHAI MINH (Bài 45) - "Ý niệm đại học: Linh hồn của giáo dục cấp cao..."
Xem thêm >>
"Ý niệm", như chân trời vươn tới, như lý tưởng vẫy gọi...
-
GIÁO DỤC KHAI MINH (Bài 48) - Ngôn ngữ của giáo dục
Xem thêm >>
Thành quả không thể phủ nhận của trào lưu "phân tích ngôn ngữ".
-
GIÁO DỤC KHAI MINH (Bài 49) - Triết học phân tích về giáo dục: Thịnh và suy
Xem thêm >>
Các kỹ thuật phân tích chiếm ưu thế và có thời gian giữ vai trò thống lĩnh trong tư duy triết học Tây phương.
-
GIÁO DỤC KHAI MINH (Bài 51) - "Chỉ còn con đường phê phán là rộng mở" *
Xem thêm >>
Triết thuyết giáo dục đương đại đề cao tinh thần hoài nghi (khoa học).
-
GIÁO DỤC KHAI MINH (Bài 56) - "Giáo dục trong xã hội tri thức"
Giáo dục là bộ phận của cuộc nghị luận về xã hội tri thức.Xem thêm >>
-
GIÁO DỤC KHAI MINH (Bài 36) - “Giáo dục toàn diện”: Một khao khát khôn nguôi
Dù đồng tình hay phản đối, ý tưởng về một nền giáo dục toàn diện, thống nhất, bao quát vẫn còn ảnh hưởng sâu đậm đến ngày nay, và không thể quên kẻ khai sinh ra nó: thuyết duy tâm Đức sau Kant.Xem thêm >>
-
GIÁO DỤC KHAI MINH (Bài 35) - Tiến bộ là một đường thẳng?
Xem thêm >>
Tiến bộ, theo cách hiểu cổ điển, là con đường đi lên theo "bề dọc". Xác định theo "bề dọc" là việc rất khó, bởi nó có thể dẫn lên đỉnh cao mà cũng có thể kéo dẫn xuống vực sâu! Vì thế, thay cho cách nói ấy, ngày nay người ta, khiêm tốn hơn, chuộng nói theo "bề ngang".
-
GIÁO DỤC KHAI MINH (Bài 34) - Từ một phiên tòa phát xít
Xem thêm >>
"Mệnh lệnh nhất quyết" hay quy luật đạo đức nổi tiếng của Kant như là nguyên tắc hướng dẫn suy nghĩ và hành động đã đi vào cuộc sống đầy huyết lệ như ngôi sao Bắc đẩu dẫn đường!
-
GIÁO DỤC KHAI MINH (Bài 33) - Hãy chấm dứt sự không trưởng thành!
Xem thêm >>
Tại sao xã hội ngày càng phát triển, cấu trúc sinh học của con người ngày càng hoàn bị, con người lại thiếu trưởng thành?
-
GIÁO DỤC KHAI MINH (Bài 32) - Tự do học thuật: Sinh lộ của một nền văn minh
Xem thêm >>
"Tự do học thuật" ở phương Tây không phải là chuyện tình cờ, trái lại, có lịch sử rất lâu dài. Tuy trải qua nhiều thăng trầm, nó là một dòng chảy bất tận và bất diệt, như một cuộc đua tiếp sức. Những cá nhân kiệt xuất tiếp nối nhau mang ngọn lửa thiêng, soi đường sinh lộ cho cả một nền văn minh.
-
GIÁO DỤC KHAI MINH (Bài 31) - Kant: Ngòi bút và dân quyền
Xem thêm >>
Bàn về phương pháp giáo dục, Kant nhấn mạnh: "Mỗi cá nhân học hỏi và ghi nhớ sâu sắc nhất những gì hầu như chỉ học cho chính mình". Vì thế, việc học nơi con người khác về chất với việc huấn luyện nơi thú vật.
-
GIÁO DỤC KHAI MINH (Bài 30) - Giáo dục: Giữa tự do và cưỡng bách
Xem thêm >>
Xin ôn lại nhận định cơ bản của Kant: "Một trong những vấn đề khó khăn nhất của giáo dục là làm sao hợp nhất việc con người vừa phải phục tùng sự cưỡng bách, vừa có năng lực sử dụng sự tự do của mình (...).
-
GIÁO DỤC KHAI MINH (Bài 29) - Từ “Khúc gỗ cong queo của con người”…
Xem thêm >>
Khổng Tử có lẽ là người đầu tiên dùng hình ảnh này khi chê trách môn đệ là chàng Tể Dư có tật xấu ngủ ngày: "Tể Dư ngủ ngày, cây gỗ mục không thể chạm trổ gì được"! Kant không phải là người mơ mộng; ông nhìn nhận thực tế đáng buồn ấy nơi mọi con người chứ không chỉ nơi cá nhân nào. "Từ khúc gỗ cong queo tạo nên con người, không thể đẽo gọt ra cái gì thẳng thớm cả!"
-
GIÁO DỤC KHAI MINH (Bài 28) - Giáo dục trong viễn tượng “đạo đức hóa”
Xem thêm >>
Việc giáo dục, vun bồi phẩm chất đạo đức, theo Kant, gắn liền với phẩm giá của mọi con người.
-
GIÁO DỤC KHAI MINH (Bài 27) - Kant và bốn trách vụ giáo dục
Xem thêm >>
Kant phân biệt bốn trách vụ và cũng là bốn hình thức của giáo dục: kỷ luật hóa, văn hóa hóa, văn minh hóa và đạo đức hóa. Quan niệm khá phong phú ngày nay về các "loại hình tư duy" trong giáo dục từ kỹ năng đến phê phán, sáng tạo và ý thức trách nhiệm đều bắt nguồn ít hay nhiều từ cách phân loại này của Kant.
-
GIÁO DỤC KHAI MINH (Bài 26) - Kant: Giáo dục là gì?
Xem thêm >>
Lập trường giáo dục của Kant dựa trên nhận định cơ bản sau đây: giáo dục là mệnh lệnh đối với sự phát triển của nhân loại. Chính vì con người có "xu hướng mạnh mẽ hướng đến tự do", nên con người "cần phải làm quen ngay từ tuổi ấu thơ để chấp nhận mệnh lệnh của lý trí".
-
GIÁO DỤC KHAI MINH (Bài 25) - Kant và bốn câu hỏi cốt lõi
Xem thêm >>
Khi luồn cúi người khác thì bản thân kẻ được luồn cúi cũng chẳng ra gì, bởi cả hai đều chà đạp nhân phẩm (Kant). Nhân phẩm đòi hỏi phải có ý thức. Có ý thức mới có thể lựa chọn. Biết lựa chọn là tự do. Nhân phẩm - Ý thức - Tự do là tinh hoa của triết học Kant, cũng là linh hồn của giáo dục và sự khai minh đầu óc.
-
GIÁO DỤC KHAI MINH (Bài 24) - Giáo dục Khai minh: Thông điệp của thế kỷ
Xem thêm >>
Phong trào Khai minh - khai mào từ thế kỷ 17, phát triển rực rỡ vào thế kỷ 18 và lưu lại dấu ấn lâu dài đến tận ngày nay - kỳ cùng là nỗ lực giáo dục: giáo dục bản thân, giáo dục cộng đồng và, rộng hơn lẫn tham vọng hơn, giáo dục nhân loại xét như toàn bộ giống loài.
-
GIÁO DỤC KHAI MINH (Bài 23) - Giáo dục “tự nhiên”: Ưu và khuyết
Xem thêm >>
Cái gì hợp tự nhiên là tốt, trái tự nhiên là xấu! Ai dám cãi lại điều ấy, và, qua đó, phản đối triết thuyết giáo dục “tự nhiên”?
“Tự nhiên” - có lẽ do ta chưa hiểu mấy về nó - luôn có “uy tín”, còn những gì xấu xa, đồi bại là do... con người, do xã hội, nghĩa là phản tự nhiên, Rousseau hùng hồn: “Tất cả đều tốt đẹp nơi tự nhiên. Tất cả đều hỏng bét do bàn tay con người!”. Thi hào Đức Friedrich Schiller cũng viết: “Thế giới là hoàn hảo, nơi đâu không có bóng dáng đau khổ của con người!”. Thật thế chăng? -
GIÁO DỤC KHAI MINH (Bài 22) - Ảnh hưởng sâu đậm của Rousseau
Xem thêm >>
Rất ít người có ảnh hưởng sâu đậm và lâu dài lên việc tổ chức, phương pháp và nội dung của giáo dục như Rousseau.
Mặc dù vai trò lịch sử của ông là phê phán nền giáo dục cổ truyền, và nhiều chủ trương trong triết học giáo dục "tự nhiên" của ông được đời sau chỉnh sửa hoặc bác bỏ, nhưng không ít những nguyên lý lớn trong nền giáo dục hiện đại thừa hưởng di sản tư tưởng của ông. -
GIÁO DỤC KHAI MINH (Bài 21) - "Vậy đó bỗng nhiên mà họ lớn..." (Rousseau với tuổi dậy thì và tuổi thanh niên)
Xem thêm >>
Con người không là trẻ con mãi được! Trình tự tự nhiên đưa ta ra khỏi tuổi thơ vào một thời điểm nhất định. Như những gợn sóng trên mặt biển báo hiệu một cơn bão xa, sự thay đổi bắt đầu bằng lời thì thầm của những say mê vừa chớm nở.
-
GIÁO DỤC KHAI MINH (Bài 20) - Rousseau và “tuổi của lý trí”
Xem thêm >>
Giai đoạn từ 12 đến 15 tuổi là giai đoạn duy nhất trong đời người mà sức lực lớn hơn nhu cầu và đòi hỏi của bản thân!
-
GIÁO DỤC KHAI MINH (Bài 19) - Giáo dục phòng vệ: 5 đến 12 tuổi
Xem thêm >>
Ta đến với giai đoạn giáo dục trẻ em từ 5 đến 12 tuổi, giai đoạn được Rousseau xem là quan trọng nhất và cũng "nguy hiểm" nhất trong suốt đời người.