• VŨ TRỤ HỌC Ở IONIA (J. A. COLEMAN, 1967)
    Thể loại: Bài dịch

    Nhiều đóng góp của người Hy Lạp cho toán học, khoa học và triết học đã được thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 600 tCn tới năm 200 sCn. Suốt thời kỳ này, những triết gia lỗi lạc đã thành lập các học phái riêng biệt, mỗi trường phái phát triển mạnh mẽ vào một thời điểm khác biệt...

    Xem tiếp >>
  • TRỪU TƯỢNG HÓA TRONG KỸ THUẬT (P. VALÉRY, 1921)
    Thể loại: Bài dịch

    Hành động của con người khi xây dựng hay chế tạo một vật gì đó không quan tâm đến «tất cả» mà chỉ tới một vài phẩm chất của vật thể họ đang biến đổi. Cái là đủ cho mục đích của ta, đấy mới là điều quan trọng đối với chúng ta...

    Xem tiếp >>
  • KHÁI NIỆM HÓA (H. BERGSON, 1896)
    Thể loại: Bài dịch

    Tự thân những hành động của chúng ta đã bao hàm một cảm giác mơ hồ về tính tổng quát rồi. Nhưng để đi từ cảm giác mơ hồ này đến khái niệm đích thực vẫn còn một chặng đường dài mà các giai đoạn khác nhau đã được Henri Bergson thử phác họa trong trích đoạn dưới đây...

    Xem tiếp >>
  • KHÁM PHÁ, PHÊ PHÁN, DIỄN GIẢI SỬ LIỆU (L.-E. HALKIN, 1951 & 1960)
    Thể loại: Bài dịch

    Phê phán lịch sử là một phương pháp khoa học nhằm phân biệt thật / giả trong lịch sử. Do sử học chỉ dựa trên bằng chứng, sự phân biệt thật / giả trong lịch sử sẽ được quy giản vào hai thao tác cơ bản: đầu tiên là kiểm tra các bằng chứng, sau đó là hiểu chúng...

    Xem tiếp >>
  • HÀNH ĐỘNG CON NGƯỜI, NGUỒN LÝ TÍNH DUY NHẤT (M. HORKHEIMER, 1930)
    Thể loại: Bài dịch

    Trong trích đoạn từ Những Bước Đầu Của Triết Lý Tư Sản Về Lịch Sử dưới đây, Max Horkheimer phản bác song song, vừa quan điểm định mệnh về lịch sử, vừa chủ nghĩa tiến bộ tuyến tính tuyệt đối...

    Xem tiếp >>
  • Ý NGHĨA, BIẾN DỊCH TRONG TRIẾT LÝ LỊCH SỬ (A.-A. COURNOT, 1875)
    Thể loại: Bài dịch

    Niềm tin đặt vào chủ nghĩa tiến bộ– một sự tiến bộ tuyến tính, nhất thiết, không ngừng, trong mọi lĩnh vực, về một tương lai tiền định có ý nghĩa – là cha đẻ của các triết lý lịch sử...

    Xem tiếp >>
  • TỪ TRIẾT LÝ TỰ NHIÊN HY LẠP ĐẾN THUẬT GIẢ KIM (P. WALDEN, 1950)
    Thể loại: Bài dịch

    Bận rộn với lao động tự bảo tồn, con người sáng tạo chỉ đánh giá cao những vật thể cảm quan thông qua giá trị thực dụng của chúng; trong mục đích này, hắn đã áp đặt lên vạn vật những biến đổi nhất định mà không quan tâm đến bản chất hoặc xuất xứ của chúng...

    Xem tiếp >>
  • KHOA HỌC BẮT ĐẦU TỪ THẤT BẠI KỸ THUẬT (J. HERSCHEL, 1831)
    Thể loại: Bài dịch

    Một nhà sản xuất xà phòng nhận thấy rằng cặn từ dung dịch kiềm sẽ ăn mòn nồi đun bằng đồng chứa nó khi hết chất kiềm. Không thể hiểu một sự cố tương tự, ông ta kể sự bối rối của mình với một nhà hóa học...

    Xem tiếp >>
  • TOÁN & THIÊN VĂN HỌC Ở BABYLONIA & AI CẬP (J. A. COLEMAN, 1967)
    Thể loại: Bài dịch

    Chính trong lĩnh vực đại số mà người Babylonia đã có những đóng góp tốt nhất cho toán học. Ngay từ năm 1800 tCn, họ đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc khám phá ra các phép toán đại số, bao gồm cả cách giải phương trình bậc hai. Việc sử dụng sớm những công cụ hỗ trợ tính toán như các bảng căn bậc hai, bảng bình phương, bảng cửu chương và bảng đối xứng đã giúp họ đạt được những bước tiến quan trọng...

    Xem tiếp >>
  • LỊCH SỬ TỰ NHIÊN (BUFFON, 1749)
    Thể loại: Bài dịch

    Từ «lịch sử» trong cụm từ «Lịch Sử Tự Nhiên» ở các văn bản thuộc thời kỳ này cần được hiểu theo nguyên nghĩa Hy Lạp cổ đại của nó là «ἱστορία = [h]istoria», có nghĩa là một cuộc «điều tra», «tìm hiểu», không mang một quan điểm thời gian, một ngụ ý niên đại nào...

    Xem tiếp >>
  • KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT (L. DE BROGLIE, 1947)
    Thể loại: Bài dịch

    Khoa học và kỹ thuật là hai thực thể không thể tách rời trong sinh hoạt hiện đại của con người. Và dù có vẻ như kỹ thuật còn là đầu nguồn của khoa học trong đời sống – theo nghĩa rằng, chủ yếu vì muốn cải thiện cuộc sống của mình mà con người bắt đầu tìm hiểu thế giới chung quanh...

    Xem tiếp >>
  • NGUYÊN NHÂN, LÝ DO, NGẪU NHIÊN (A.-A COURNOT, 1875)
    Thể loại: Bài dịch

    Các triết gia đã bàn luận rộng rãi về ý tưởng nguyên nhân, nhưng hầu hết đều chỉ quan tâm tới ý tưởng lý do của sự vật một cách hời hợt, như thể nhân dịp nên bàn thêm mà thôi, mặc dù chính ý tưởng lý do mới là tổng quát hơn, và thực sự là cái ý tưởng điều tiết mà ta phải lấy làm chuẩn mực cho cả ý tưởng nguyên nhân nữa, nếu muốn xác định phạm vi và quy định giá trị của nó...

    Xem tiếp >>
  • TRIẾT LÝ TƯ BIỆN LỊCH SỬ, TRIẾT LÝ PHÊ PHÁN SỬ HỌC (W. H. DRAY, 1964)
    Thể loại: Bài dịch

    Một dẫn nhập vào môn triết lý về sử phải bắt đầu bằng sự phân biệt hai loại nghiên cứu hoàn toàn khác nhau, tuy không phải hoàn toàn không liên hệ, và cho đến nay đều mang tên này. Chúng tương ứng với hai nghĩa mà từ lịch sử thường được hiểu. Một mặt, chúng ta dùng nó khi quy chiếu về một dòng hay chuỗi biến cố: một phần hay một lớp nào đó của hiện thực mà sử gia lấy làm đối tượng nghiệp vụ của mình...

    Xem tiếp >>
  • NĂM VẤN ĐỀ TRIẾT LÝ PHÊ PHÁN SỬ HỌC (W. H. DRAY, 1964)
    Thể loại: Bài dịch

    Trong các chương sau đây, chúng tôi sẽ lần lượt xem xét năm vấn đề lớn từng được bàn cãi nhiều bởi các triết gia phê phán sử học, và ghi lại quan hệ giữa chúng với nhau. Để giải thích phần nào sự lựa chọn các vấn đề này, quy chiếu thêm về triết lý khoa học có thể là hữu ích.

    Xem tiếp >>