• «PHẢI CẤM CHỈ MỌI GIẢ THUYẾT TRONG VẬT LÝ HỌC» (P. VAN MUSSCHENBROEK, 1729)
    Thể loại: Bài dịch

    Bởi phản ứng chống lại các giả định tôn giáo, các xây dựng toán học nhằm «cứu giữ những hiện tượng»[2] thiên văn, ý đồ tìm kiếm giải đáp cho các bí ẩn của tự nhiên nơi sự huyền bí của những con số (như ở các chủ thuyết của Pythagoras và Platon-mới)…

    Xem tiếp >>
  • «HYPOTHESES NON FINGO» (I. NEWTON, 1713)
    Thể loại: Bài dịch

    Dưới đây là văn bản chính — phần Newton đã thêm vào ấn bản năm 1713[1] của quyển Nguyên Lý Toán Học Của Triết Học Tự Nhiên (Philosophiæ naturalis principia mathematica, xuất bản năm 1687), gọi là Chú Giải Tổng Quát (General Scholium)...

    Xem tiếp >>
  • DI SẢN CỦA TRIẾT HỌC HY LẠP VỀ HOÁ HỌC (J. SOLOMON, 1973)
    Thể loại: Bài dịch

    Từ năm 428 đến năm 348 tCn, sống tại Athenai một triết gia mà toàn bộ lối tư duy đã thắp sáng thế giới văn minh suốt hai nghìn năm. Đấy là Platōn, bạn và là học trò của Sōkratēs xấu số, đồng thời là người sáng lập Akademia...

    Xem tiếp >>
  • NHỮNG HUYỀN THOẠI VÀ SUY ĐOÁN CỔ ĐẠI VỀ VẬT CHẤT (J. SOLOMON, 1973)
    Thể loại: Bài dịch

    Đây là một loạt những lướt nhìn thoáng qua, về một số lý thuyết khoa học mà con người từng có, về vấn đề hình thành của thế giới này. Thiên nhiên rất phong phú về đủ thứ vật liệu khác nhau, từ chất lỏng và tinh thể đến chồi xanh và mô sống...

    Xem tiếp >>
  • CHUYỂN ĐỘNG LỆCH CỦA NGUYÊN TỬ & BẤT ĐỊNH LUẬN CỔ ĐẠI (LUCRETIUS, khg 60 tCn)
    Thể loại: Bài dịch

    Về vấn đề trên, tôi còn muốn Ngài[1] biết thêm điều này nữa. Bị lôi kéo bởi sức nặng của chúng, những hạt nguyên tử rơi xuống trong chân không, nhưng ta không thể nói từ khoảng nào hoặc từ khi nào, chúng lại đi lệch một chút so với đường thẳng đứng, dù là quá ít đến mức chúng ta có thể nói là chỉ hơi bị chênh[2]...

    Xem tiếp >>
  • NGUYÊN TỬ LUẬN CỔ ĐẠI (LUCRETIUS, khg 60 tCn)
    Thể loại: Bài dịch

    Bản gốc De Rerum Natura bằng tiếng La-tinh là một thiên trường thi. Khi được chuyển sang ngôn ngữ khác, các dịch phẩm tồn tại dưới cả hai thể, văn vần và văn xuôi. Ở chuyên trang này, để tránh mọi kiểu cách có thể làm tối nghĩa ý tưởng, chúng tôi chỉ sử dụng các bản văn xuôi, của R. E. Latham và J. Goodwin bằng tiếng Anh, và của H. Clouard bằng tiếng Pháp...

    Xem tiếp >>
  • QUYẾT ĐỊNH LUẬN PHỔ QUÁT (P.-S. LAPLACE, 1825)
    Thể loại: Bài dịch

    Tất cả mọi biến cố, ngay cả những cái có vẻ như không hề bị chi phối bởi các quy luật lớn của thiên nhiên do sự nhỏ bé của chúng, đều thuộc về cùng một loại sự kiện luật định[2] cũng tất yếu như những vòng quay của mặt trời. Vì không biết những quan hệ ràng buộc chúng vào toàn bộ hệ thống vũ trụ, người ta từng cho rằng chúng tùy thuộc vào loại nguyên nhân cuối cùng[3], hoặc vào sự ngẫu nhiên[4]...

    Xem tiếp >>
  • HÌNH ẢNH ĐỜI THƯỜNG VÀ KHÁI NIỆM LÝ THUYẾT (G. BACHELARD, 1938)
    Thể loại: Bài dịch

    Cuối cùng, để kết thúc bản phác thảo trong cuộc luận chiến ngoại vi chống lại những người ủng hộ tính liên tục[1] của văn hóa khoa học này, chúng tôi sẽ chỉ ra rằng ngôn ngữ cũng có thể là dối trá...

    Xem tiếp >>
  • THUYẾT NHẬT TÂM & TRÁI ĐẤT TỰ QUAY CỔ ĐẠI (J. A. COLEMAN, 1967)
    Thể loại: Bài dịch

    Như chúng ta đã thấy, lý thuyết các quả cầu đồng tâm có thể giải thích, dù chỉ một cách đại khái, những vòng quay đặc biệt trên các quỹ đạo của hành tinh, và nếu đây là tiêu chí duy nhất cho sự thành công, thì nó đã đạt thành quả khá cao...

    Xem tiếp >>
  • LÝ THUYẾT NHỮNG QUẢ CẦU ĐỒNG TÂM (J. A. COLEMAN, 1967)
    Thể loại: Bài dịch

    Platōn, triết gia Hy Lạp nổi tiếng, đã có ảnh hưởng rõ rệt tới khoa vũ trụ học vào thời của ông. Ông là học trò vĩ đại nhất của Sōkratēs, và sống từ năm 427 đến năm 347 tCn. Platōn thành lập một trường học ở Athēnai và có một số học viên nổi tiếng, những người không chỉ tiếp thu và chuyển tải những lời dạy của ông mà còn đưa ra nhiều ý tưởng độc đáo riêng của họ trong nhiều lĩnh vực triết học cũng như khoa học...

    Xem tiếp >>
  • CHẤT PHỐT-PHO: ĐỊNH NGHĨA THAO TÁC (G. MILHAUD, 1898)
    Thể loại: Bài dịch

    Trích đoạn dưới đây có dáng dấp của một định nghĩa thao tác trong hoá học. Điều lý thú là nó được viết từ năm 1898, trong khi bài báo được xem như tờ khai sinh cho lối định nghĩa này của P. W. Bridgman[2] chỉ được phổ biến vào năm 1927. Một ý niệm khoa học có thể tồn tại khá lâu trong tình trạng ẩn khuất trước khi được xác định dưới nắng sáng...

    Xem tiếp >>
  • DANH PHÁP HÓA HỌC VÀ HÓA HỌC KHOA HỌC (A. DE LAVOISIER, 1789)
    Thể loại: Bài dịch

    Mục tiêu duy nhất của tôi khi viết tác phẩm này là phát triển hơn nữa bản Báo Cáo mà tôi đã đọc, tại buổi họp công cộng của Viện Hàn Lâm Khoa Học hồi tháng 4 năm 1787, về nhu cầu cải cách và hoàn thiện bộ Danh Pháp Hóa Học...

    Xem tiếp >>
  • VŨ TRỤ HỌC CỦA PYTHAGORAS VÀ MÔN ĐỒ (J. A. COLEMAN, 1967)
    Thể loại: Bài dịch

    Pythagoras và những người kế nghiệp ông trong trường phái do ông thành lập đã giữ một vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của vũ trụ học và các lý thuyết về nguồn gốc vũ trụ. Bản thân Pythagoras sống trong khoảng thời gian từ năm 580 đến 500 tCn. Ông sinh ra ở Samos (vùng Ionia*), nhưng di cư đến Kroton (ở miền nam nước Ý) vào khoảng năm 530 tCn, và dựng lên tại đây một trường phái được gọi theo tên ông, chủ yếu là một giáo phái...

    Xem tiếp >>
  • VŨ TRỤ HỌC Ở IONIA (J. A. COLEMAN, 1967)
    Thể loại: Bài dịch

    Nhiều đóng góp của người Hy Lạp cho toán học, khoa học và triết học đã được thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 600 tCn tới năm 200 sCn. Suốt thời kỳ này, những triết gia lỗi lạc đã thành lập các học phái riêng biệt, mỗi trường phái phát triển mạnh mẽ vào một thời điểm khác biệt...

    Xem tiếp >>