-
Giai đoạn từ 12 đến 15 tuổi là giai đoạn duy nhất trong đời người mà sức lực lớn hơn nhu cầu và đòi hỏi của bản thân!
-
Ta đến với giai đoạn giáo dục trẻ em từ 5 đến 12 tuổi, giai đoạn được Rousseau xem là quan trọng nhất và cũng "nguy hiểm" nhất trong suốt đời người.
-
Thừa nhận các giai đoạn phát triển không phải là điều gì mới mẻ. Nhưng xem đó là nguyên tắc sinh tử của giáo dục là chỗ độc đáo của Rousseau, vì ông là người đầu tiên cho thấy ý nghĩa sâu sắc của chúng.
-
Con người, theo Rousseau, đi vào xã hội, nhưng đó phải là một xã hội được "hiệu chỉnh" sao cho phù hợp với những đức tính và năng lực tự nhiên của con người, chứ không phải để trở thành công cụ phục vụ.
-
"Không có sự thay đổi nào giàu tính cách mạng hơn thế. Giống như Copernicus đã phá hủy vũ trụ học Trung cổ, Rousseau đã đặt dấu chấm hết cho các quan niệm cổ truyền về trẻ em, bằng cách cho thấy rằng trẻ em là một tạo vật của thiên nhiên, hoạt động và lớn mạnh hòa điệu với quy luật của thiên nhiên".
-
Học thuyết của J. J. Rousseau hình thành từ những trải nghiệm cay đắng và dằn vặt trong bối cảnh xã hội đương thời. Bằng vài nét phác họa, thử dõi theo hành trình tư tưởng của ông dẫn đến "Émile hay là về giáo dục” (1762), cùng năm với "Khế ước xã hội".
-
Immanuel Kant, đại triết gia Đức, cứ đúng bốn giờ chiều là ra khỏi nhà, đi dạo một mình và trên cùng một con đường. Dân thành phố đợi ông ra khỏi nhà để... lên dây cót đồng hồ! Nhưng, suốt mấy mươi năm trời, chỉ có hai lần, ông bỏ dở "thời khóa biểu" ấy.
-
Hầu như ai cũng đồng ý rằng tư duy giáo dục hiện đại thật sự bắt đầu từ J. J. Rousseau, nhưng rõ ràng không phải là một sự bắt đầu đột ngột. Như nhiều cuộc "cách mạng" trong tư duy, nó là cao điểm của một quá trình được chuẩn bị lâu dài.
-
-
Alexis de Tocqueville (1805–1859), trong Nền Dân Trị Mỹ (bản tiếng Việt của Phạm Toàn, NXB Tri Thức, tái bản lần 3, 2013), nổi tiếng với nhận định: nền dân chủ hiện đại không thể vận hành tốt mà không có "những đức tính của người công dân".
-
"Trung đạo vàng", như được trình bày trong số trước, là quan niệm duy thực của Aristoteles về việc giáo dục tình cảm và đạo đức, hay về nhân sinh quan nói chung. Đi tìm chỗ "chính trung" trong thái độ ứng xử, không nhắm đến các lý tưởng quá xa vời, không trở thành những nhà không tưởng về chính trị, đó là những "thông điệp" của vị thầy lão luyện.
-
-
Khác với những người theo mô hình lý tưởng trong giáo dục, các nhà duy thực, tất nhiên, gần gũi hơn với thực tế cuộc sống và nhận rõ ranh giới giữa cái khả thi và cái bất khả thi. Tuy nhiên, ta đừng vội hiểu lầm: không thích những giấc mơ không tưởng không đồng nghĩa với việc "là là" trên mặt đất, chấp nhận và vừa lòng với hiện trạng một cách không phê phán.
-
Cần và được phép đập vỡ bao nhiêu quả trứng để có được một đĩa trứng rán lý tưởng mà có lẽ chẳng bao giờ có được trên đời này? Isaiah Berlin (1909-1997), tác giả nổi tiếng của luận văn “Hai khái niệm về Tự do” (1958), trong một tác phẩm khác, đã đặt câu hỏi đầy băn khoăn như thế đối với mô hình giáo dục lý tưởng kiểu Platon.