-
Người thì cho rằng "giáo dục" mà không có khát vọng sẽ trở nên vô nghĩa; người hoài nghi thì cho rằng nhiệm vụ ấy là quá sức người, vì hòa giải với nhau ở "trong" thế giới còn chưa xong, nói gì đến hòa giải "với" thế giới!Xem tiếp >>
-
Giáo dục luôn có nghĩa là sự khởi hành để thực hành việc lập luận, lý luận mang tính suy lý, cân nhắc giữa những chủ thuyết khác nhau cùng với lý lẽ biện minh hoặc phản bác chúng.
-
Trong tác phẩm nổi tiếng "Dân chủ và giáo dục" (bản tiếng Việt của Phạm Anh Tuấn, NXB Tri Thức, 2008, 2010, 2012), John Dewey có câu viết nổi tiếng không kém: “Một gam kinh nghiệm tốt hơn một tấn lý thuyết, đơn giản chỉ vì lý thuyết chỉ có ý nghĩa sống động và kiểm tra được ở trong kinh nghiệm. Kinh nghiệm, dù khiêm tốn nhất, cũng có thể sản sinh và chống đỡ cho lý thuyết, còn lý thuyết mà không liên hệ với kinh nghiệm thì không thể xác định và nắm bắt như là lý thuyết. Nó dễ trở thành công thức, thành khẩu hiệu đầu môi, khiến tư duy và ‘lý thuyết’ đích thực trở nên không cần thiết và không thể có được”.Xem tiếp >>
-
John Dewey, trong "Tâm niệm giáo dục của tôi" (1897), đã viết: "Tôi cho rằng nhà trường trước hết là một định chế xã hội, là hình thức đời sống cộng đồng hiệu quả nhất để giúp học sinh thừa hưởng di sản của giống nòi".
-
"Những sự khác biệt mà không thật sự tạo nên được những sự khác biệt thì không phải là những sự khác biệt"! Đó có lẽ là hạt nhân của triết thuyết dụng hành Mỹ, xem nguồn gốc của mọi việc là ở trong hành động, hướng đến kết quả của hành động và mời gọi hành động.
-
Triết hiện sinh chia tay với triết học "trừu tượng". Nó quan tâm đến tính chủ thể cụ thể của con người, chứ không phải khái niệm trừu tượng về "chủ thể". Đó là lý do nhiều triết gia hiện sinh (như Sartre, Camus...) chọn hình thức văn nghệ (tiểu thuyết, kịch...) để đến gần hơn với đời sống thực, nói lên những băn khoăn, thao thức, đau khổ và lựa chọn trong "thân phận" làm người.
-
Theo Heidegger, trong "Bản chất của Chân lý" (1931-32), ta vốn sống "trong thế giới", không hề có sự phân ly, cô lập giữa đầu óc và thực tại, và không bao giờ "nhìn thấy" thế giới hoàn toàn đúng hoặc hoàn toàn sai cả.
-
"Ý niệm", như chân trời vươn tới, như lý tưởng vẫy gọi...
-
Thành quả không thể phủ nhận của trào lưu "phân tích ngôn ngữ".
-
Các kỹ thuật phân tích chiếm ưu thế và có thời gian giữ vai trò thống lĩnh trong tư duy triết học Tây phương.
-
Triết thuyết giáo dục đương đại đề cao tinh thần hoài nghi (khoa học).
-
Giáo dục là bộ phận của cuộc nghị luận về xã hội tri thức.Xem tiếp >>
-
Dù đồng tình hay phản đối, ý tưởng về một nền giáo dục toàn diện, thống nhất, bao quát vẫn còn ảnh hưởng sâu đậm đến ngày nay, và không thể quên kẻ khai sinh ra nó: thuyết duy tâm Đức sau Kant.Xem tiếp >>
-
Tiến bộ, theo cách hiểu cổ điển, là con đường đi lên theo "bề dọc". Xác định theo "bề dọc" là việc rất khó, bởi nó có thể dẫn lên đỉnh cao mà cũng có thể kéo dẫn xuống vực sâu! Vì thế, thay cho cách nói ấy, ngày nay người ta, khiêm tốn hơn, chuộng nói theo "bề ngang".