Tin Tức
Viện IRED cùng các học giả, nhà nghiên cứu và chuyên gia giáo dục tổ chức sự kiện học thuật như tọa đàm, hội thảo, hội nghị trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực văn hóa, giáo dục và khoa học xã hội.
Quyết định thành lập trường công CLC làm nhiều người hết sức ngạc nhiên và bức xúc. Không biết chất lượng loại trường này sẽ thực sự thế nào, nhưng ai cũng biết đó là loại trường của con nhà giàu. Vì nghèo làm sao có thể vào loại trường này khi học phí "khủng" dự kiến 30 triệu/học sinh/năm.
Một quyết định tạo ra xã hội đẳng cấp
Nếu tư nhân đứng ra làm loại trường này thì không nói, nhưng khi Nhà nước lại cho hình thành loại trường của nhà giàu này thì nhiều vấn đề sẽ đặt ra. Việc Nhà nước cho phép thiết lập loại trường này, cũng có nghĩa là Nhà nước cho phép tạo ra một trật tự đẳng cấp công khai và chính thức ngay trong giáo dục.
Ảnh Lê Anh Dũng |
Đẳng cấp trong giáo dục đương nhiên tạo một xã hội đẳng cấp ở ngay hiện tại và trong tương lai. Một xã hội kiểu "Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa" gắn liền với các hình thái xã hội phong kiến thời xưa. Con nhà giàu được hưởng một nền giáo dục CLC (tôi cứ giả thiết là nó cao thật, vì chưa chắc nhiều tiền đã có được CLC!), con em họ sẽ phát triển hơn về mọi mặt, đã có một tấm vé ưu tiên để bước vào đời, đã sở hữu một thứ vốn tri thức chiếm ưu thế.
Nhờ như vậy, con vua, con nhà giàu lại cứ tiếp tục thuộc tầng lớp trên, trong khi con nhà nghèo vẫn hoàn nghèo, lại đi "quét lá đa" từ thế hệ này qua thế hệ khác vì ít có cơ hội đổi đời. Đặc tính của xã hội đẳng cấp là như thế.
Xã hội nào cũng có sự bất bình đẳng, có kẻ giàu người nghèo. Các nước tư bản Tây âu biết vậy nên sử dụng nhà trường như một phương tiện để làm giảm bớt sự bất bình đẳng này. Một trong những mục tiêu của nhà trường là tạo ra công bằng cơ hội. Tất cả các cháu, dù giàu hay nghèo đều có quyền hưởng được sự giáo dục như nhau.
Con tôi đang học ở Pháp, chúng tôi không phải đóng bất kỳ một thứ tiền nào. Ngoài ra, cứ mỗi đầu năm học các cháu lại nhận được một số tiền, ví dụ năm học vừa rồi, chính phủ cấp cho mỗi cháu 356,20 euros (các cháu đang học mẫu giáo và tiểu học, các học sinh học cấp cao hơn được trợ cấp nhiều hơn), để cha mẹ mua sắm các dụng cụ học tập, quần áo cho các cháu. Giáo dục phổ thông là miễn phí với tất cả.
Chính phủ Pháp còn thực hiện công bằng cơ hội bằng cách miễn nhiều thứ cho con nhà nghèo như bao luôn vé xe bus đi lại, tiền ăn trưa ở trường... trong khi con nhà giàu phải chi trả những thứ này. Nhờ chính sách này, trẻ em đều có cơ hội ngang nhau không phân biệt giàu nghèo khi bước vào đời. "Con sãi ở chùa" nhờ vậy có cơ hội đổi đời, nhà trường đã góp phần làm giảm sự bất bình đẳng, tạo ra chất lượng xã hội.
Dân mình quá khổ
Tôi thấy dân mình, đặc biệt là dân nghèo quá khổ vì gánh nặng chi phí học hành của con cái thường trực đè trên vai. Ít có người dân nước nào lại phải bỏ tiền túi ra chi phí cho giáo dục con cái lớn như dân Việt Nam (xem đồ thị). Tôi đã có dịp gặp gỡ nói chuyện với một số phụ huynh ở quê về chuyện học hành của con cái họ, chủ đề lớn nhất, bức xúc nhất là chuyện tiền bạc phải đóng cho nhà trường. Mang tiếng là giáo dục miễn phí, nhưng thực tế thì người dân phải đóng hằng lô hằng lốc đủ thứ tiền, thậm chí có nơi phụ huynh phải đóng đến 45 khoản thu khác nhau (Sài Gòn Giải phóng, 12/12/2007).
Không đóng kịp thì giáo viên (kiêm người đòi nợ) ép học sinh bằng cách công khai chuyện "nợ nần" trước lớp để gây sức ép với học sinh "con nợ", để học sinh về ép lại cha mẹ phải đóng tiền cho nhà trường. Một người quen nói với tôi là họ phải đến gặp riêng cô giáo và nói thế này : "Cô ơi, nhà tôi con đông chưa xoay kịp để đóng cho nhà trường, xin cho tôi khất một thời gian rồi tôi sẽ đóng đầy đủ, xin cô đừng gấy áp lực với cháu, cháu còn nhỏ quá, chịu không nỗi!".
Các em đã vất vả căng thẳng vì phải học quá nhiều những thứ vốn chẳng lợi lộc gì cho sự phát triển, con nhà nghèo lại phải đối diện với sức ép của các khoản phải đóng góp làm các cháu phờ phạc khổ sở thêm.
Nhà nước Việt Nam đang đẩy cho dân những gánh nặng đáng ra là của Nhà nước phải cáng đáng, trong khi lại đang xen quá sâu vào công việc mà đáng lý ra của các hiệu trưởng, của các giáo viên như hình thức tổ chức lớp học, phương pháp giảng dạy, mà trong bài viết ngắn này tôi không muốn đề cập tới.
Tóm lại, trường CLC thì rất tốt - đó là trách nhiệm của ngành giáo dục trước một thực trạng bết bát, không giống ai ở nước ta hiện nay. Nhưng chỉ CLC với con nhà giàu trong khi mặc kệ đại đa số con em nhà nghèo thì có nghĩa là chúng ta đang công khai thiết lập một xã hội đẳng cấp chính thức. Điều này có phải là "định hướng XHCN?"
TS. Nguyễn Khánh Trung
Nghiên cứu viên Viện IRED
Nguồn: VietNamnet - 04/8/2013
Buổi họp mặt truyền thống IPL cùng các thế hệ học viên đã diễn ra ấm áp tại TP.HCM vào tối 11-11 vừa qua. Sự kiện cũng là một dịp rất đặc biệt khi đánh dấu cột mốc 10 năm hoạt động của IPL, đón