Tin Tức
Viện IRED cùng các học giả, nhà nghiên cứu và chuyên gia giáo dục tổ chức sự kiện học thuật như tọa đàm, hội thảo, hội nghị trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực văn hóa, giáo dục và khoa học xã hội.
TS. Nguyễn Kim Dung
Viện Nghiên cứu Giáo dục - Trường ĐHSP TP. HCM
Lời mở đầu
Ở các trường đại học (ĐH) phương Tây, hội đồng trường (HĐT) được ra đời từ rất lâu. Trường ĐH được xem là một xã hội thu nhỏ, trong đó có những quy chế, quy định riêng, đặc trưng cho từng trường. Thường HĐT đóng vai trò như một cơ quan lập pháp có quyền đề ra các phương hướng hành động trong quản lý, điều hành, quản trị, và kiểm soát. Ở các trường ĐH các nước, HĐT chịu trách nhiệm về việc đưa ra các sứ mạng của nhà trường như phát triển trí tuệ, xã hội, nhân cách và đạo đức của các đối tượng mà nhà trường phục vụ. HĐT, tùy theo chức năng của trường ĐH mà đề ra các phương hướng phát triển như nhấn mạnh đến các kỹ năng xã hội hay kiến thức hàn lâm; tập trung đào tạo ĐH hay sau ĐH; hướng đến giảng dạy hay nghiên cứu; phục vụ nhà nước hay toàn thể xã hội, kể cả khu vực tư nhân. HĐT cũng có quyền tự chủ trong tài chính, ví dụ như đưa ra các quyết định về ngân sách, phân bổ kinh phí, quyết định số sinh viên trường có thể nhận vào v.v... Để thực hiện được các chức năng đó, trường ĐH cần có các quyền tự chủ cần thiết để có thể tồn tại và phát triển một cách độc lập. Quyền tự chủ đó được thể hiện qua việc trường ĐH có một hội đồng quyền lực riêng của mình. Bài viết này tập trung vào các vấn đề sau đây: 1) giới thiệu lịch sử quá trình hình thành, quy chế tổ chức và hoạt động của HĐT các trường ĐH công lập ở Australia; 2) Minh họa thực tiễn của một số trường ĐH như Trường ĐH Melbourne; và 3) Đề xuất áp dụng vào ĐH công lập Việt Nam trong tình hình hiện nay (đến năm 2015 và 2020).
Lịch sử quá trình hình thành của HĐT các trường ĐH công lập ở AustraliaNhư trình bày ở trên, có thể thấy HĐT là một cơ chế được sử dụng rất phổ biến trong quản trị Giáo dục Đại Học (GDĐH) ở các nước phát triển trên thế giới, trong đó có Australia. Có rất nhiều mô hình và nhiều tên gọi khác nhau để chỉ HĐT như: Board of Trustees, Board of Regents, Board of Governors, University Board, University Council, University Court, v.v... Nhưng tất cả đều có bản chất là một "HĐ cai quản" (Board of Governance) có thẩm quyền cao nhất trong cơ cấu của một trường ĐH (Phạm Phụ, 2004). Nhìn chung, vai trò của HĐT chỉ được phát huy cao nhất khi trường ĐH có quyền tự trị, hay Việt Nam thường hay dùng khái niệm ‘tự chủ' (autonomy). Trong nghiên cứu của chúng tôi về quyền tự chủ ĐH (Nguyễn, 2003), chúng tôi có đề cập đến thế nào là quyền tự chủ của một trường ĐH theo kinh nghiệm thế giới. Xin được trích dẫn một số nội dung quan trọng như sau:
Quyền tự chủ của một trường ĐH được Ashby (1966:196) xác định rõ hơn trong việc nêu ra những yếu tố không thể thiếu như sau: 1) Quyền tự chọn giảng viên (GV) và sinh viên (SV) và quyết định những điều kiện để họ được làm việc trong trường ĐH; 2) Quyền tự đưa ra nội dung chương trình học và tiêu chuẩn cấp bằng; và 3) Quyền phân phối tài chính (trong tài khoản sẵn có) theo những khoản chi tiêu khác nhau.
Theo Massaro (1997:46), các câu hỏi được Fraser (1995) soạn thảo sau đây có thể được xem là bảng hướng dẫn để xác định mức độ tự chủ của một trường ĐH:
1) Tình trạng hợp pháp (legal status):
2) Quyền tự do học thuật (academic authority)
3) Sứ mạng (mission):
4) Quản trị (governance):
5) Tài chính (financial)
6) Với tư cách là người sử dụng lao động (as an employer)
7) Học thuật (academic)
Với quan điểm trên về quyền tự chủ của các trường ĐH, các trường ĐH Australia có một quá trình hình thành và phát triển khá giống nhu các trường ĐH khác trên thế giới, đặc biệt là Châu Âu mà chúng tôi sẽ trình bày ở phần sau đây.
Trong những năm đầu của thế kỷ 21, dưới tác động của hàng loạt sự sụp đổ của các công ty và các vụ scandal lớn, trên thế giới bắt đầu xuất hiện các xu hướng và nhu cầu đổi mới trong các vấn đề về quản lý, quản trị và lãnh đạo. Hầu hết các nước và OECD bắt đầu giới thiệu các mô hình, hướng dẫn để củng cố tính trách nhiệm và giới thiệu các mô hình tiên tiến về quản trị công, trong đó có quản trị ĐH. Các trường ĐH của Australia và vấn đề quản trị của chúng cũng được liên tục đề cập đến trong các báo cáo của chính phủ liên bang. Trong những năm gần đây, yêu cầu về việc các trường ĐH phải được vận hành như các doanh nghiệp ngày càng mạnh hơn với luận điểm cách điều hành trước đây giờ đã trở nên ‘lỗi thời' và ‘không dẫn đến các quyết định đúng đắn' (Coaldrake, Stedman and Little, 2003). Các trường ĐH Australia buộc phải tăng cường các hoạt động có tính thương mại nhiều hơn và điều này đã làm cho các trường ĐH công lập đối mặt với nhiều rủi ro hơn. Tuy nhiên, điều này giúp cho việc tăng tính trách nhiệm của HĐT và Ban quản trị của trường ĐH nhiều hơn.
Từ lúc trường ĐH đầu tiên của Australia được thành lập (1850), các trường ĐH đã vận hành theo mô hình châu Âu, mà cụ thể là theo mô hình của Anh. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, có một số khác biệt rõ nét. Hội đồng trường của các trường ĐH Australia, theo chính sách của chính phủ (White Paper - Sách Trắng), được phép là bộ phận đại diện gồm nhiều thành phần, tuy nhiên, mối quan tâm của nhà nước đối với hội đồng đại diện này của các trường ĐH là qui mô và thành phần của HĐT. Phần dưới đây trình bày qui chế tổ chức và các hoạt động của các trường ĐH công lập ở Australia.
Quy chế tổ chức và hoạt động của HĐT các trường ĐH công lập ở Australia
Các trường ĐH công lập Australia nhìn chung kế thừa các hình thức quản trị của các trường Anh trước năm 1992. Trừ một số ngoại lệ không đáng kể, các trường ĐH Australia xây dựng mô hình trường như những thể chế theo đúng qui định của pháp luật, các trường chỉ khác nhau ở một số mức độ nào đó trong mục tiêu và sứ mạng của mình. Dưới đây là các đặc điểm của HĐT ở các Trường ĐH Australia:
1) Là cơ quan quyền lực chính của trường ĐH, có toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm chính về trường ĐH, trong đó có cả hội đồng khoa học và ban giám hiệu
2) Có sự thay đổi trong vai trò và thành phần của HĐ, từ việc có vai trò là ‘quốc hội' của trường ĐH và chọn thành viên là những người ngoài trường sang vai trò của một hội đồng có chuyên môn phù hợp để thực hiện vai trò được ủy thác (trusteeship) của nhà trường. Cụ thể, sự thay đổi này bao gồm việc: a) tăng cường hơn nữa vai trò của các thành viên độc lập ngoài trường; b) Xem các thành viên ngoài trường trong HĐT là một bộ phận trong HĐT hoạt động vì lợi ích của trường ĐH hơn chỉ là đại diện của thành phần bên ngoài nằm trong HĐT, c) Tập trung hơn vào tính chuyên môn và sự kết hợp chặt chẽ của các mong đợi trong sự quản trị trường ĐH thông qua việc ban hành các hướng dẫn và các chương trình nghị sự cũng như cung cấp việc đào tạo cho các thành viên trong HĐT; và d) Cải tiến không ngừng mối quan hệ và đáp ứng nhu cầu của xã hội, đặc biệt là quan hệ cộng đồng bằng cách thường xuyên khảo sát các phản hồi về thành tích và năng lực của sinh viên tốt nghiệp của trường.
Sự khác nhau giữa các trường cũng thường được thể hiện trong sự mong đợi về việc quản trị nội bộ của các hội đồng quản trị và sự độc lập của hội đồng khoa học hay của HĐT. Cụ thể, một số khác biệt trong các HĐT ở các trường ĐH Australia thể hiện ở tính trách nhiệm theo qui định pháp luật trước tiểu bang và lãnh thổ (ở Australia có 6 tiểu bang và 2 lãnh thổ). Các khác biệt bao gồm:
a) Nhân sự trong thành phần HĐT: Trường ĐH Adelaide, ví dụ, bao gồm sinh viên tốt nghiệp, giảng viên cơ hữu là cựu sinh viên của nhà trường và học viên viên sau ĐH. Tất cả các qui chế hay qui định của trường ĐH đều phải thông qua và được sự phê duyệt của HĐT. Ngoài ra, còn có sự khác biệt trong các qui định về cho phép người ngoài đến tham gia các cuộc họp của HĐT.
b) Nghĩa vụ: Một số HĐT qui định một trong các nghĩa vụ của thành viên hội đồng là phải thực hiện và hành động vì lợi ích và các mối quan tâm của trường ĐH. Một số trường không có qui định này. Một số trường qui định cụ thể về vai trò và chức năng của HĐT, một số trường không đề cập đến.
c) Trường ĐH Bond và Trường ĐH Catholic được vận hành như các công ty trong giới hạn của sự bảo trợ (guarantee), Trường ĐH Tư Melbourne là một trường thuộc sở hữu hoàn toàn của Trường ĐH Melbounre trong giới hạn cổ phần.
Để độc giả có thể hình dung được các nét chính về HĐT ở ĐH Australia, chúng tôi chỉ xin được giới thiệu một vài kinh nghiệm về các vấn đề quan trọng như: 1) thành viên; 2) nhiệm kỳ; và 3) trách nhiệm của HĐT.
Thành viên HĐT
Ở Australia, các trường thường có các HĐT riêng của mình, ngoài ra, có thể có một HĐ cho nhiều trường ĐH trong cùng một tiểu bang hay vùng. Thường HĐT gồm có từ 50 đến hơn 100 thành viên, được chỉ định hoặc do bầu lên. Hiện nay, qui mô chấp nhận được của HĐT ở các ĐH Australia là từ 10 đến 15 thành viên (Dawkins, 1988: 102).
• Thường chủ tịch hội đồng và nhân viên điều hành HĐT (cũng là thành viên của HĐT) được hội đồng chỉ định và làm việc cho hội đồng. Có nơi hiệu trưởng đương nhiên là thành viên của HĐT, tuy nhiên, cũng có nơi hội đồng chỉ định hoặc bầu lên hiệu trưởng cho trường. Có nơi, hội đồng chỉ định chủ tịch hội đồng--người sẽ là hiệu trưởng danh dự hay Chủ tịch HĐT của trường, hiệu trưởng--người chịu trách nhiệm về các hoạt động chủ yếu của trường, và nhân viên điều hành của HĐT.
• Theo quy định, nhân viên điều hành của HĐT phải tham dự tất cả các cuộc họp HĐT, lưu giữ các ghi chép của tất cả các văn bản của các cuộc họp và đảm bảo toàn bộ các quá trình làm việc của hội đồng theo quy định, trình các văn bản khi đã được duyệt để chủ tịch hội đồng ký, và thực hiện các bổn phận khác mà hội đồng có thể yêu cầu.
• Tất cả những thành viên được chỉ định đều phải làm việc cho hội đồng theo các quy định và điều lệ. Hội đồng cũng đưa ra các chuẩn mực để công nhận thành viên, xem xét và chấp thuận ngân sách hàng năm của trường, và thiết lập các qui định mà các đơn vị trong trường phải làm theo. Theo luật, mỗi thành viên của hội đồng khi họp đều nhận được tiền lương mỗi ngày cộng với chi phí đi lại và các chi phí khác nếu như không được tính công tại cơ quan mà họ đang làm việc (nếu thành viên là người ngoài trường). Bảng dưới đây cho thấy qui mô của HĐT ĐH ở Australia và số lượng tham gia của những người ngoài trường:
Bảng 1: Qui mô của HĐT Australian và thành phần trong/ngoài trường từ năm 1994 đến 2003
Qui mô Tỉ lệ người ngoài trường
Tên trường 1994 2003 1994 2003
Charles Sturt University 20 19 55% 58%
Macquarie University 19 19 63% 63%
The Australian Catholic University 29 16 62% 50%
Southern Cross University 18 18 67% 61%
University of New England 19 19 63% 63%
University of New South Wales 21 21 57% 57%
University of Newcastle 18 19 67% 63%
University of Sydney 22 22 59% 59%
University of Technology Sydney 21 21 67% 62%
University of Western Sydney 26 18 77% 61%
University of Wollongong 18 18 67% 67%
Central Queensland University 22 22 64% 64%
Griffith University 25 25 60% 60%
James Cook University 35 26 66% 58%
Queensland University of Technology 23 22 61% 64%
The University of Queensland 35 35 77% 69%
University of Southern Queensland 13 22 46% 55%
The Australian National University 22 22 59% 59%
University of Canberra 22 22 68% 50%
Northern Territory University 21 20 67% 60%
University of Tasmania 24 17 54% 53%
La Trobe University 35 21 71% 62%
Deakin University 24 21 63% 52%
Monash University 39 21 59% 67%
RMIT University 34 22 71% 64%
Swinburne University of Technology 30 22 67% 64%
University of Melbourne 40 21 58% 67%
University of Ballarat 23 22 70% 55%
Victoria University 24 22 63% 68%
Flinders University 35 21 49% 57%
The University of Adelaide 35 21 54% 57%
University of South Australia 24 21 54% 57%
Curtin University of Technology 14 20 57% 65%
Edith Cowan University 21 21 71% 71%
Murdoch University 25 25 64% 60%
The University of Western Australia 25 21 68% 57%
Trung bình quốc gia 25 21 63% 60%
(Nguồn: Coaldrake, Stedman và Little, 2003)
Nhiệm kỳ của các thành viên
Thường nhiệm kỳ của thành viên các HĐT tương đối khác nhau ở các trường khác nhau, thường là bốn năm, dài nhất là bảy năm, trừ trường hợp các sinh viên chỉ có nhiệm kỳ tối đa là hai năm. Nhiệm kỳ thường kết thúc vào ngày 31 tháng mười hai. Nếu có một thành viên nào đó chưa có người thay thế, sẽ có thể ở lại đến lúc tìm được người khác.
HĐT thường họp một lần trong một tháng. Tuy nhiên, các cuộc họp đặc biệt có thể được tổ chức theo yêu cầu của chủ tịch hội đồng, hoặc của ba hoặc hơn các thành viên. Các quyết định khẩn cấp có thể được hội đồng đưa ra ở giữa các cuộc họp khác nhau, và nếu hoặc khi có vấn đề gì phát sinh, theo ý kiến của chủ tịch hội đồng, hoặc hơn ba thành viên của hội đồng khi họ có các đòi hỏi quyết định của hội đồng trước cuộc họp chính thức kế tiếp. Hội đồng cũng đòi hỏi việc bỏ phiếu theo đường điện thoại, e-mail, bản sao, hay thư điện tử của ít nhất là năm thành viên.
Trách nhiệm của HĐT
HĐT thường phải quyết định những vấn đề lớn có tính chất chỉ đạo như đề ra các hướng đi, nguyên tắc làm việc của trường và các đơn vị, và quyết định sứ mệnh của nhà trường. Ngoài ra các HĐT trường Australia cũng đưa ra các giá trị, chương trình nghị sự, được xem như các mục tiêu của trường.
HĐT có trách nhiệm quản lý ngân sách của nhà trường bao gồm các ngân sách cho các hoạt động sau đây: xây dựng, nghiên cứu, dịch vụ công cộng, hỗ trợ khoa học, dịch vụ sinh viên, hỗ trợ nhà trường, hoạt động và bảo quản máy móc thiết bị, học bổng và trợ cấp. Kinh phí cấp cho các hoạt động này được xem xét lại mỗi năm.
Hiện nay, có ba vấn đề cần lưu ý về Hội trường trường ĐH của Australia như sau: 1) Mối quan tâm về tác động của yêu cầu tăng cường các hoạt động có tính thương mại và vận hành như doanh nghiệp của nhà trường lên trách nhiệm của các trường đối với cộng đồng; 2) Mối quan tâm về sự vượt quyền của các vai trò trong HĐT, ví dụ như một số hiệu trưởng hành động vượt cấp hoặc không đúng với trách nhiệm của mình, hoặc một số chủ tịch HĐT lại can thiệp vào các hoạt động mang tính điều hành; và 3) Sự phát triển vượt quá tính hợp doanh trong quản trị nhà trường, trong đó có cả vấn đề ban hành các qui định bị chi phối từ thị trường chính khoán Australia.
Phần dưới đây sẽ minh họa một trường hợp cụ thể về hoạt động của HĐT của Trường ĐH Melbourne, một trong những trường ĐH hàng đầu Australia.
Hội đồng Trường ĐH Melbourne
Hiện nay, HĐT Trường ĐH Melbourne, Australia gồm có 22 thành viên, như sau:
1) Hiệu trưởng danh dự
2) Hiệu trưởng
3) Chủ tịch Hội đồng chuyên môn
4) Một người được Bộ trưởng chỉ định
5) Sáu người được chủ tịch HĐT chỉ định
6) Sáu người được HĐT chỉ định
7) Ba người được cán bộ Trường bầu lên là: đại diện cho các giáo sư; đại diện cho các giảng viên không phải là giáo sư; và đại diện cho cán bộ công nhân viên nói chung.
8) Hai người được các sinh viên bầu lên
9) Thư ký: là thư ký của Trường
I. Thành viên HĐT
1) Hội đồng trường là hội đồng quản trị của Trường ĐH Melbourne.
2) Hội đồng gồm có:
a) Hiệu trưởng danh dự hay Chủ tịch HĐT;
(b) Hiệu trưởng hoặc Giám đốc Trường;
(c) Chủ tịch Hội đồng chuyên môn
(d) Ba người từ và được cán bộ Trường bầu lên theo đúng như luật quy định;
(e) Hai người được các sinh viên bầu lên theo đúng như luật quy định;
(f) Sáu người được chủ tịch HĐT chỉ định;
g) Một người do Bộ trưởng chỉ định
h) 6 người do HĐT chỉ định
3) Nếu như Chủ tịch Hội đồng Khoa học không phải là giáo sư hay phó giáo sư, một trong các thành viên của cán bộ giáo viên được bầu theo điều 2)d) phải được các giáo sư và phó giáo sư bầu lên.
4) Đối với những thành viên được chỉ định theo điều khoản 2) f) và h)
a) có một người phải có kinh nghiệm đáng kể trong lĩnh vực kinh doanh
b) có một người phải có bằng cấp và kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính
5) Không có quá 3 người mà hội đồng bầu lên theo điều 2) f) và h) là những người mà nơi sinh sống thường xuyên của họ ở ngoài Australia.
II. Nhiệm kỳ và các điều kiện làm việc của thành viên HĐT
1) Theo điều lệ HĐT, thành viên của HĐT
a) được Chủ tịch HĐT, Bộ trưởng, hay HĐT chỉ định có nhiệm kỳ đến hết ngày 31 tháng 12 năm thứ hai tiếp theo năm mà thành viên đó được chỉ định bắt đầu có hiệu lực;
b) được cán bộ giáo viên bầu lên có nhiệm kỳ đến hết ngày 31 tháng 12 năm tiếp theo năm mà thành viên đó được bầu bắt đầu có hiệu lực;
c) được sinh viên bầu lên có nhiệm kỳ đến hết ngày 31 tháng 12 trong năm mà thành viên đó được bầu bắt đầu có hiệu lực;
2) Thành viên của Hội đồng được Chủ tịch HĐT chỉ định có thể bị Chủ tịch HĐT bãi nhiệm bất cứ lúc nào.
3) Thành viên của Hội đồng được Bộ trưởng chỉ định có thể bị Bộ trưởng bãi nhiệm bất cứ lúc nào.
4) Nếu một thành viên của HĐT được quyền là thành viên đương nhiên
a) thành viên đó được xem là đương nhiên giữ đến hết nhiệm kỳ; và
b) nhiệm kỳ của thành viên đó sẽ được thay thế khi có người thay thế thành viên đó
theo đúng luật khi tìm được người cho chức vụ đó.
5) Bất cứ thay đổi thành viên nào, hay khi có thay đổi về chức danh khoa học của các
thành viên trong HĐT theo điều I) 2) c) cũng không có tác động đến việc ai đó được bầu là thành viên của HĐT theo điều I)2) d) trong suốt nhiệm kỳ theo điều I) 2)d).
6) Thành viên được bầu hay được chỉ định vào hội đồng, nếu không phải là thành viên biên chế của Trường, thì tùy theo sự suy xét của Hội đồng, có thể được trả tiền thù lao hay tiền phí phù hợp với thời gian làm việc do Bộ trưởng quyết định cho thành viên đó.
7) Các thành viên sau đây sẽ không được trả thêm lương hay nhận thêm bất cứ tiền thù lao, phí, tiền trợ cấp hay phụ phí khi làm việc cho HĐT
a) là thành viên của Quốc hội Liên bang hay Hội đồng Lập pháp hay Cơ quan Lập pháp;
b) Chánh án và các Tòa án của Tòa án Tối cao của Australia.
8) Thành viên của Hội đồng không được lập văn phòng kinh doanh có lợi nhuận mà
a) ngăn cản thành viên đó có ghế hay được quyền bầu như là một thành viên của Hội
đồng Lập pháp hay Cơ quan Lập pháp; hoặc
b) hủy bỏ quyền được bầu của thành viên đối với Hội đồng Lập pháp hay Cơ quan Lập pháp;
c) ngăn cản thành viên đó tiếp tục là thành viên của Hội đồng Lập pháp hay Cơ quan Lập pháp; hay
d) là nguyên nhân của việc thành viên chịu trách nhiệm trước pháp lý hay bị trừng phạt theo Hiến pháp 1975.
III. Việc bầu hay chỉ định thành viên
1) Theo các điều lệ bầu cử các thành viên của HĐT phải tuân theo các quy định của nhà trường;
2) Quy định có thể cho phép bầu theo đường bưu điện và bầu theo quyền ưu đãi hay bầu theo tỉ lệ đại diện khi có các quy định về quyền đại diện theo tỉ lệ;
3) Trong trường hợp bầu hay chỉ định các thành viên hội đồng khi có các thành viên về hưu hay hết nhiệm kỳ
a) Việc bầu hay chỉ định các thành viên phải được tiến hành trong vòng ba tháng hoặc, trong trường hợp một thành viên được sinh viên bầu lên, trong vòng 6 tháng trước khi các thành viên khác hết nhiệm kỳ và nhiệm kỳ của thành viên mới sẽ bắt đầu ngay khi nhiệm kỳ của thành viên cũ kết thúc;
b) Việc chỉ định các thành viên sẽ được bầu vào sẽ được tiến hành ngay trong ngày họp của hội đồng hoặc càng nhanh nếu có thể ngay sau ngày họp đó.
IV. Các ghế trống
Sẽ được bầu vào trong bất cứ trường hợp nào sau đây:
a) trong bất cứ cuộc bầu cử các thành viên được bầu của hội đồng mà
i) không có ghế hay chỗ trống nào được lấp vào; hay
ii) một thành viên của các ghế hay chỗ trống ít hơn tổng số cần phải được lấp vào được lấp; hay
b) bất cứ cuộc bầu cử nào như thế phải được tổ chức mà chưa được tổ chức - các ghế hay chỗ trống cần phải được lấp vào và chưa được lấp vào sẽ được xem như các trường hợp có các chỗ còn trống không cố định theo từng trường hợp riêng lẻ; và các thành viên cuối cùng cũng lựa chọn để lấp đầy các chỗ đó sẽ được quyền tiếp tục làm việc như là được bầu trong các cuộc bầu cử tương tự.
V. Ghế của một thành viên trong HĐT bị xem là trống
Nếu như một thành viên nào đó của HĐT -
a) không còn giữ các khả năng chuyên môn cần thiết được yêu cầu để có thể trở thành thành viên HĐT; hay
b) không phải là thành viên đương nhiên-
(i) chính tay mình viết đơn từ chức gởi trực tiếp cho Hiệu trưởng danh dự hay Chủ tịch HĐT của Trường;
(ii) được ủy ban hay các hội đồng tương tự tuyên bố l
Qua hàng chục cuộc phỏng vấn xoay quanh chủ đề về giáo dục gia đình, quan niệm và phương cách giáo dục, một điều nổi bật, một điểm chung mà chúng tôi có thể rút ra đó l&