Tin Tức
Viện IRED cùng các học giả, nhà nghiên cứu và chuyên gia giáo dục tổ chức sự kiện học thuật như tọa đàm, hội thảo, hội nghị trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực văn hóa, giáo dục và khoa học xã hội.
Tiền bạc là điều kiện cần chứ không đủ, tiền bạc không hoàn toàn quyết định chất lượng giáo dục.
Ảnh minh họa: Tiền phong |
Gần đây để bảo vệ sự hiện diện của trường chất lượng cao, nhiều người gán chất lượng cao với chuyện tiền bạc bằng cách lập luận đơn giản rằng, muốn có chất lượng cao phải có nhiều tiền, hay chất lượng giáo dục Việt Nam còn thấp là do thiếu tiền,v.v... Nhưng tiền bạc là điều kiện cần chứ không đủ, tiền bạc không hoàn toàn quyết định chất lượng giáo dục.
Giáo dục không phải là một loại hằng hoá vật chất để rồi có thể dễ dàng đo lường như đo lường chất lượng một mặt hàng bình thường. Đối tượng giáo dục là con người chứ không phải là một loại nguyên liệu vô tri để rồi cho vào một cỗ máy chất lượng cao là có thể cho ra lò sản phẩm chất lượng cao.
Giáo dục một trẻ nhỏ trở thành một con người "chất lượng" sau những năm tháng học phổ thông, không phải chỉ đo bằng vốn liếng tri thức và kỹ năng mà em đó được trang bị, mà còn liên quan đến tư tưởng, đạo đức, nhân bản, ý chí cầu tiến, động lực, thói quen sáng tạo, thái độ mà em đó có với tha nhân với xã hội và môi trường sống, những thứ không phải cứ nhiều tiền là có thể có.
Thậm chí ngược lại, trẻ em sẽ dễ hư hỏng nếu người lớn lấy tiền bạc vật chất để chiều chuộng chúng, bao nhiêu trẻ hư con nhà giàu mới nỗi mà không có một chiều sâu văn hoá hiện nay là một ví dụ. Trong trường hợp hợp trường chất lượng cao, đưa trẻ sẽ thế nào, sẽ nhìn đời ra sao khi chúng biết chúng đang được chiều chuộng trong một ngôi trường đẳng cấp cao chỉ vì cha mẹ chúng có tiền so với đa số các trẻ em cùng trang lức khác?
Mấy năm nay, người ta hay nhắc đến hiện tượng giáo dục Phần Lan, quốc gia nổi tiếng thế giới nhờ sự thành công trong giáo dục phổ thông của họ, mà một trong những thể hiện là học sinh Phần Lan luôn đứng đầu các cuộc thi PISA, thế nhưng về mặt tiền bạc, quốc gia này chỉ dành cho giáo dục ở mức trung bình so với các nước tham dự cuộc thi PISA, thua xa các nước như Mexico, Brazin, Chi Le, Trung Quốc, v.v (xem http://www.oecd.org). Nghĩa là chuyện tiền bạc không nhất thiết cứ phải tỷ lệ thuận với chất lượng giáo dục nếu không có tầm nhìn và phương pháp đúng.
Vấn đề của giáo dục Việt Nam không phải do thiếu tiền
Trở lại với giáo dục Việt Nam, cách đây mấy hôm, bà Thứ trưởng Bộ Tài chính đã nói: Việt Nam đang là nước đầu tư cho giáo dục cao hàng đầu thế giới, tương đương 20% tổng ngân sách quốc gia (trong khi mức đầu tư trung bình của khối các nước OECD chỉ mới 12.9% tổng ngân sách của họ).
THẢO LUẬN LIÊN QUAN:
Có 10 triệu không thể học trường chất lượng cao |
Biết rằng nước mình còn nghèo nên tuy đã chi cho giáo dục đến 20% ngân sách, nhưng số tiền cũng không bằng các nước phát triển, thế nhưng người dân mình cũng đâu đòi hỏi cơ sở vật chất đầy đủ sang trọng như dân các nước đó, giáo viên Việt Nam đâu đòi hỏi mức lương trung bình từ 70 đến 80 triệu đồng/tháng như mức lương trung bình của các giáo viên của các xứ sở này.
Mặt khác, người dân Việt Nam lại bỏ tiền túi ra cho giáo dục cũng thuộc tốp đứng đầu trong khu vực và trên thế giới (trên 40% tổng ngân sách dành cho giáo dục). Như vậy, gom cả ngân sách của Nhà nước và tiền túi người dân cộng lại, thì Việt Nam đã dành nhiều tiền bạc cho giáo dục nhưng chất lượng thì ai cũng thấy. Câu hỏi đặt ra là tiền bạc đi đâu? Phương pháp sử dụng tiền bạc thế nào trong giáo dục ? Tại sao lại không hiệu quả?
Tôi nghĩ nguyên nhân của việc kém chất lượng giáo dục hiện nay không phải chỉ là chuyện thiếu tiền, mà là ở những điều căn bản khác. So sánh với nền giáo dục các nước tiên tiến, tôi thấy quả là giáo dục Việt Nam đang thực sự "lạc đường" như một vị giáo sư đáng kính đã nói. Lạc từ cách định vị mục tiêu, dẫn đến cách làm, cách tổ chức không đúng... mà trong bài viết này, tôi chưa có điều kiện để bàn tới.
Khi đã "lạc đường", chúng ta đi chậm đi nhanh gì cũng không xong, nói như triết gia Seneque đã sống trước chúng ta hơn 2000 năm là:
“Khi chúng ta lạc đường, càng tiến tới, chúng ta càng rời xa đích đến” (La vie heureuse). Mấy năm nay giáo dục của chúng ta cứ đi lòng vòng luẩn quẩn, cái nọ xọ cái kia. Hết phong trào này lại đến phong trào khác, hết loại trường này lại nảy sinh loại trường khác, mà việc thành lập loại trường chất lượng cao cũng chỉ là một thể hiện của sự lúng túng đó.
Nói tóm lại, tiền bạc không quyết định hoàn toàn chất lượng giáo dục. Trong hoàn cảnh VN hiện nay, chuyện giáo dục xuống cấp, theo tôi không phải từ nguyên nhân thiếu ngân sách mà do có vấn đề từ tầm nhìn, từ quan niệm ở tầm mức vĩ mô dẫn đến các vấn đề trong thực hiện, trong phương pháp.
TS. Nguyễn Khánh Trung
Nghiên cứu viên Viện IRED
Nguồn: Vietnamnet - 18/8/2013
“Phải ghi nhận sự tiến bộ của Dự thảo chương trình tổng thể lần này, chứng tỏ các tác giả biên soạn đã thực sự học hỏi các nước phát triển. Tuy nhiên, Dự thảo vẫn còn quá nhi
Vào lúc 9g30’, ngày 27/5/2014, tại trụ sở Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục (IRED) (số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Q3, Tp.HCM), Ts. Nguyễn Khánh Trung, Nghiên cứu viên cơ hữu của V