Tin Tức
Viện IRED cùng các học giả, nhà nghiên cứu và chuyên gia giáo dục tổ chức sự kiện học thuật như tọa đàm, hội thảo, hội nghị trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực văn hóa, giáo dục và khoa học xã hội.
VietNamNet-Làm sao có thể lấy giáo dục Phần Lan làm bài học cho một đất nước rộng lớn và dân cư đa dạng như nước Mỹ? Câu trả lời chính là cánh của tiếp theo.
Nhiều người đã chỉ trích việc so sánh hệ thống giáo dục 2 nước Mỹ và Phần Lan, và cho rằng kết quả PISA xuất sắc của Phần Lan có được là vì nước này nhỏ bé hơn rất nhiều và dân số cũng thuần nhất hơn nhiều (trong 5,3 triệu người thì chỉ có 4 % là người ngoại quốc).
Na Uy cũng là một nước nhỏ với 4,8 triệu dân và cũng gần như thuần nhất với 10 % dân ngoại quốc, nhưng đất nước này lại giống với Mỹ hơn Phần Lan khi xét đến giáo dục.
Giáo viên ở đây không cần phải có bằng thạc sỹ, giáo viên cấp 3 với 15 năm giảng dạy chỉ kiếm được mức lương bằng 70% thu nhập của sinh viên ra trường làm ngành nghề khác. Và năm 2006, các nhà lãnh đạo cũng áp dụng hệ thống kiểm tra theo tiêu chuẩn quốc gia.
Nhưng cán bộ giảng dạy lại thiếu hụt trầm trọng đến mức chính phủ phải dành ra 3,3 triệu đô cho cuộc vận động nhằm thu hút giáo viên và cuối năm phải hợp tác với Statoil phát động “Teach for America” để tuyển giáo viên toán và khoa học.
Thêm vào đó, cũng như ở nước Mỹ, lớp học ở Na Uy quá đông học sinh và thiết bị thì quá ít. Một giáo viên dạy môn khoa học tại một trường trung học ở Oslo cho biết có phòng thí nghiệm là biệt lệ chứ không phải là bình thường và cô cũng không thể nhớ được mình đã được làm thí nghiệm như thế nào khi còn là sinh viên cách đây cả thập kỉ.
Bởi vậy, không đáng ngạc nhiên khi nhìn vào điểm số PISA của Na Uy vào các năm 2000, 2003, 2006, 2009, và thấy rằng vấn đề không phải ở đất nước lớn hay bé, dân cư nhiều hay ít, thuần nhất hay đa dạng mà là ở việc lựa chọn các chính sách đúng đắn mới có thể mang lại thành công cho nền giáo dục nước nhà.
Bài học từ đất nước Phần Lan nhỏ bé đã cho ta biết dù là quốc gia nào, bất kể dân số hay cấu thành của nó, sẽ là khôn ngoan hơn nếu hạn chế tối đa các bài kiểm tra.
Thay vào đó, nên đầu tư vào mở rộng chương trình dạy học, giảm bớt số lượng học sinh trong lớp học, cải thiện vấn đề đào tạo, lương bổng và đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên.
Lưu Ly
(Theo TNR)
Nguồn: VietNamNet - 10/02/2011
Ai trong đời cũng đi tìm thành công và hạnh phúc, gia đình nào cũng mong muốn hạnh phúc, công ty nào, tổ chức nào cũng muốn hùng mạnh. Và tương tự, quốc gia nào cũng muốn thay đổi để phú cường và văn minh, nhưng ai sẽ làm điều đó?
Để viết bài này, tôi suy nghĩ như một sinh viên, chứ không phải như một giáo viên - cái vai trò mà giờ đây tôi không còn đảm nhiệm nữa.