Tin Tức
Viện IRED cùng các học giả, nhà nghiên cứu và chuyên gia giáo dục tổ chức sự kiện học thuật như tọa đàm, hội thảo, hội nghị trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực văn hóa, giáo dục và khoa học xã hội.
VietNamNet-Giáo sư Tony Wagner Đại học Harvard giải thích lý do vì sao quốc gia này đạt được thành công phi thường trong giáo dục. Ông Wagner còn là tác giả cuốn sách phát hành năm 2008 "Lỗ hổng thành tích toàn cầu: Tại sao thậm chí các trường học tốt nhất cũng không dạy những kỹ năng tồn tại mới mà con em chúng ta cần - Chúng ta có thể làm được gì".
Ảnh: typepad
Phần Lan đã đạt được gì và lịch sử cải cách hệ thống giáo dục của họ?
Vào đầu những năm 70, Phần Lan có một hệ thống giáo dục kém hiệu quả và một nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn. Sau đó, quốc gia này đã hiểu rằng, họ phải cải tổ hoàn toàn hệ thống giáo dục nhằm hình thành một nền kinh tế dựa trên nền tảng kiến thức đích thực.
Vì thế vào thập niên 70, họ bắt tay bằng sự chuyển đổi hoàn toàn việc chuẩn bị và tuyển chọn các giáo viên tương lai. Đó là một cải cách cơ bản rất quan trọng bởi nó cho phép tạo ra sự chuyên nghiệp hoá cao hơn cho giáo viên. Mọi giáo viên đều có bằng thạc sĩ và giáo viên nào cũng đạt chuẩn cao như nhau.
Vậy điều gì đã xảy ra kể từ khi giảng dạy trở thành nghề cao quý nhất. Không phải ở mức lương cao nhất mà là sự đánh giá cao nhất. Cứ trong 10 người đệ đơn xin trở thành giáo viên thì chỉ có một người được đứng lớp. Kết quả, Phần Lan đã vượt qua nhiều quốc gia phương tây trong chương trình quốc tế đánh giá học sinh (PISA).
Vì thế, Phần Lan về cơ bản tập trung vào giáo viên chứ không phải chuyện kiểm tra đánh giá thành tích?
Đúng hoàn toàn, không có kiểm tra, không trách nhiệm giải trình, không so sánh chéo giữa các trường học. Điều hấp dẫn nhất là bởi họ đã tạo ra một cấp độ cao về trình độ nghiệp vụ nên họ có thể tin tưởng vào các giáo viên của mình. Phương châm của họ là "Niềm tin gửi vào trình độ nghiệp vụ". Sự khác biệt giữa trường "đẳng cấp nhất" và thấp nhất ở Phần Lan là không quá 4%.
Ông sẽ nói gì khi có những người khẳng định rằng, không thể so sánh hệ thống giáo dục của Mỹ với hệ thống giáo dục của Phần Lan bởi Phần Lan có dân số đồng nhất còn Mỹ thì đa chủng tộc?
Trước tiên, Phần Lan có dân số đa dạng hơn nhiều so với mọi người nghĩ. 15% dân số thông thạo ngôn ngữ thứ hai. Có tới 45 thứ ngôn ngữ được dùng trong các trường học Helsinki ngày nay. Hãy so sánh Phần Lan với Minnesota - rất tương đồng về nhân khẩu học. Trong khi sự thật là có nhiều khác biệt, có rất nhiều điều chúng ta có thể học hỏi từ câu chuyện Phần Lan.
Vậy thì kinh tế có vai trò gì? Phần Lan là một xã hội ít tồn tại bất bình đẳng về kinh tế hơn. Điều này có giải thích thành công của Phần Lan hay không?
Tôi đã từng tới một số trường học tốt nhất của Mỹ, ở một số quận giàu có nhất, và thậm chí một số trường tư, và tôi đã chứng kiến việc dạy học chỉ đơn giản bằng chuyện kiểm tra. Các bài kiểm tra là sự ôn lại kiến thức và học sinh có thể vượt qua, nhưng sẽ không học được kỹ năng cần thiết nào trong một nền kinh tế tri thức toàn cầu.
Đó là những gì Phần Lan đã làm và tạo ra sự khác biệt rõ rệt. Họ xác định thế nào là giảng dạy xuất sắc và không chỉ có cách dạy hợp lý, họ còn có một chuẩn mực cho nó. Thứ hai, họ xác định rõ đâu là điều gì quan trọng nhất để học, và chắc chắn không phải là chương trình giảng dạy dựa vào sự ghi nhớ mà là chương trình giảng dạy dựa trên tư duy, suy nghĩ. Vì thế thậm chí ở các khu vực giàu có nhất chúng ta cũng không tiếp cận được chuẩn mực của thành công tuyệt vời ấy.
Phần Lan đã làm thế nào để nâng vai trò của giáo viên, để người dân không chỉ coi đó là nghề danh giá mà còn là một nghề đáng được kính trọng, trong khi tại Mỹ, các giáo viên thường bị coi nhẹ?
Họ thực sự coi giáo viên là các nhà khoa học còn lớp học là các phòng thí nghiệm. Vì thế, như tôi đã đề cập, mọi giáo viên đều phải đạt trình độ thạc sĩ, và đó phải là một tấm bằng có chất lượng. Giáo viên được hưởng toàn quyền tự chủ trong lớp học. Cả nước quan tâm đến giáo dục, các chính sách giáo dục quốc gia có sự đồng thuận và ủng hộ của nhiều phía. Đó là điểm đầu tiên.
Điểm thứ hai là họ phải xác định rõ trình độ nghiệp vụ trong công việc bằng sự hợp tác, tương tác. Họ giúp giáo viên dành thời gianđể làm việc cùng nhau, để tiếp tục cải thiện chương trình giảng dạy và các bài học của mình. Chúng ta chứng kiến kiểu làm việc thế kỷ 19 ở Mỹ, hay tồi tệ hơn là thời trung cổ. Giáo viên làm việc một mình suốt cả ngày, ngày nào cũng như ngày nào, và sự cô lập chính là kẻ thù của cải tiến và cách tân. Người Phần Lan đã thấm nhuần điều này. Hãy kéo giáo viên ra khỏi cảnh đơn độc và dành thời gian để họ làm việc cùng nhau.
Tương tác và phối hợp là nguyên tắc cốt lõi của toàn bộ quá trình giáo dục ở mọi cấp độ, cũng như giữa ngành giáo dục và mọi bộ phận khác trong xã hội. Học tập là sự tương tác tích cực giữa thầy và trò, giữa trò này với trò khác, và giữa người học với môi trường xung quanh...Đây cũng là một bí quyết quan trọng của sự thành công.
Huy Tuấn
(Theo Salon)
Nguồn: VietNamNet - 21/08/2011
Theo thống kê giai đoạn 1996 – 2005, cả Việt Nam chỉ có 69 công bố quốc tế trong lĩnh vực khoa học xã hội, nghĩa là trung bình chỉ khoảng 7 công bố mỗi năm cho hằng trăm viên nghiên cứu v&agr
Ngày 25/11/2014, tại trụ sở Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục (IRED) đã diễn ra Buổi Báo cáo và Phản biện Kết quả Nghiên cứu của đề tài “Tìm hiểu hệ thống giá trị
Không biết đã có nhà nghiên cứu nào so sánh chi tiết cử chỉ hành động, cách sống của các tú tài Việt Nam và Pháp chưa? Nhưng bằng kinh nghiệm thường, ai cũng t