Tin Tức
Viện IRED cùng các học giả, nhà nghiên cứu và chuyên gia giáo dục tổ chức sự kiện học thuật như tọa đàm, hội thảo, hội nghị trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực văn hóa, giáo dục và khoa học xã hội.
Ngày 26-3-2012, Viện Nghiên cứu Giáo dục Quốc gia Đài Loan đã tổ chức Diễn đàn Giáo dục với chủ đề “Triển vọng của giáo dục trong tương lai”nhằm tạo cơ hội đối thoại về những vấn đề trọng yếu nhất trong chính sách cho các nhà nghiên cứu và quản lý giáo dục Đài Loan. Khách mời đặc biệt là bốn vị cựu Bộ Trưởng Bộ Giáo dục: Quách Vi Phan (Kuo Wei-Fang), Bộ trưởng thứ 13, Tiến sĩ Giáo dục Đại học Paris, nguyên giáo sư Đại học Sư phạm Đài Loan, hiện là Giám đốc Quỹ Văn hóa Giáo dục Pháp và Đài Loan; Dương Triều Dương (Yang Chou-Hsiang), Bộ trưởng thứ 16, hiện nay là Hiệu Trưởng Đại học Phật Quang, cố vấn của Tổng thống; Hoàng Long Thôn (Huang Zon-Zue), Bộ trưởng thứ 18, hiện là Hiệu Trưởng Trường Đại học Y Dược Đài Loan; Ngô Thanh Căn ( We Kin-Ki), Bộ trưởng thứ 21, hiện là giáo sư danh dự của đại học Sư phạm Đài Loan. Dẫn chương trình là bà Lại Su Yến (Lai Shu-yen), người chuyên thực hiện các talk show về giáo dục của Đài Truyền hình Đài Loan.
Diễn đàn tập trung thảo luận bốn vấn đề chính:
- Đối diện với sự thách đố đa văn hóa trong thế kỷ mới, Giáo dục Đài loan cần phải bồi dưỡng năng lực, thái độ, và quan niệm như thế nào cho học sinh để đáp ứng với những thay đổi trong môi trường ngày nay?
- Đối diện với những thay đổi và phát triển, giáo viên và phụ huynh phải có thái độ như thế nào đối với con em mình trong thời đại này?
- Làm thế nào để cải thiện chế độ giáo dục trong tương lai để đáp ứng những đòi hỏi của một nền giáo dục đang thay đổi từng ngày?
- Ảnh hưởng sâu rộng của chính sách nhà nước đối với giáo dục. Cần làm gì để thể chế giáo dục của quốc gia giúp cho việc tăng cường năng lực cạnh tranh của Đài Loan
Bốn diễn giả chính đều là các học giả sau khi mãn nhiệm Bộ Trưởng đã giữ những cương vị trọng yếu trong các trường đại học lớn, kinh nghiệm và tầm nhìn của họ phản ánh những vấn đề cốt lõi nhất mà Đài Loan đang phải đương đầu và những cách tiếp cận nhằm giải quyết vấn đề. Một số vấn đề nổi bật mà giáo dục Việt Nam có thể chia sẻ là:
Phạm Thị Ly
(Trung Tâm Đào tạo và Phát triển Nguồn Nhân lực – ĐHQG TPHCM)
(Ngày 29/03/2012)
Giáo dục đại học Trung Quốc không chỉ thất bại trong tham vọng “tạo ra một số trường đại học đẳng cấp quốc tế”. Nhiều số liệu đã chỉ ra một khía cạnh khủng hoảng khác – khủng hoảng về chất lượng đà
Đọc muôn quyển sách, đi muôn dặm đường. Nhưng điều quan trọng là, bạn phải biết đọc sách gì, đọc ra sao, bắt đầu từ đâu và đọng lại được những gì trong tâm trí?
TTCT - Tôi trở lại với trường hợp Phần Lan, quốc gia đang rất nổi tiếng nhờ thành công trong giáo dục phổ thông của họ, như là một căn cứ, thông qua đó giúp chúng ta tự định vị mình