Tin Tức
Viện IRED cùng các học giả, nhà nghiên cứu và chuyên gia giáo dục tổ chức sự kiện học thuật như tọa đàm, hội thảo, hội nghị trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực văn hóa, giáo dục và khoa học xã hội.
Giáo dục cơ bản được miễn phí và bắt buộc đốI vớI trẻ em tuổI từ 7 đến 16. Các khoản miễn phí gồm tiền học, sách và đồ dùng học tập, bữa cơm nóng buổI trưa, tiền đi lạI nếu học sinh ở xa trường hơn năm cây số. Khoảng 90% trẻ em tự nguyện học các lớp mẫu giáo trong thờI gian một năm.
Năm học ở Phần Lan kéo dài từ gữa tháng Tám đến cuốI tháng Năm, vớI một tuần nghỉ Thu và nghỉ Đông, nghỉ Giáng Sinh và Phục Sinh, mườI tuần nghỉ Hè. Học sinh có thể có nhiều lựa chọn trong việc gia nhập các câu lạc bộ hay tổ chức để có những hoạt động từ thể thao, sân khấu, đến nấu ăn, và nhiều hơn nữa. Những hoạt động này được tổ chức ở trường ngay sau ngày học hay vào buổI tối.
Ngoài những môn bắt buộc như ngôn ngữ mẹ đẻ, ngôn ngữ khác, toán, sinh vật, địa lý, vật lý, hóa học, tôn giáo (hoặc triết học và đạo đức), lịch sử, giáo dục công dân, nhạc, nghệ thuật, kinh tế gia đình, thủ công, và thể thao, nhà trường còn có những chủ đề học tập khác, và sử dụng các phương pháp giảng dạy và học tập sáng tạo.
Hàng ngày, học sinh Phần Lan được ăn một bữa trưa miễn phí, một bữa ăn nóng, giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe gồm các món truyền thống của Phần Lan và các món các em yêu thích.
Ở Phần Lan khoảng cách giữa các khu vực là rất xa, mặc dù phần lớn sống tập trung ở một vài trung tâm đô thị, ngườI dân ở vùng nông thôn còn sống rất xa nhau. Hệ thống trường phổ thông trảI ra ở khắp đất nước, và chính phủ cố gắng đảm bảo rằng không có học sinh nào phảI phảI đi học quá xa. Kết quả là có nhiều trường nhỏ, có trường chỉ có hai hay ba giáo viên. Thực tế về khoảng cách xa đó đã thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của loạI hình giáo dục từ xa: một số trường lớn hơn tạo cho những trường nhỏ hơn cơ hộI kết hợp các bài lên lớp của mình bằng phương tiện “hộI nghị truyền hình”.
Phần Lan là nước dùng hai ngôn ngữ chính thức: phần lớn sử dụng tiếng Phần Lan, và khoảng 6% dùng tiếng Thụy Điển như tiếng mẹ đẻ của mình. Tuy nhiên, vì chỉ có khoảng năm triệu ngườI dùng tiếng Phần Lan trên thế giớI nên ngườI Phần Lan rất ham học các ngôn ngữ khác để giao tiếp vớI các dân tộc của các nền văn hóa khác.
Chương trình giáo dục ở Phần Lan được dạy bằng cả hai thứ tiếng chính thức, Phần Lan và Thụy Điển, và học sinh có thể chọn một trường dạy ngôn ngữ phù hợp. Học sinh bắt đầu học ngôn ngữ khi chín tuổi. Trong chín năm giáo dục bắt buộc, học sinh học ít nhất hai ngoạI ngữ – thường là tiếng Anh và một trong hai tiếng chính thức của Phần Lan – và có thể học thêm nữa. Ngoài các trường nhà nước, còn có các trường chỉ giảng dạy bằng các ngôn ngữ khác với tiếng mẹ đẻ của học sinh và ở đây các em có thể hoàn thành chương trình học tập của mình bằng một ngoại ngữ nào đó, nếu muốn.
Hệ thống trường học ở Phần Lan được xem là hình mẫu cho nhiều nước khác. Các kỹ năng của học sinh Phần Lan thuộc loạI tốt nhất trong tất cả các lĩnh vực theo các khảo sát được Chương Trình Đánh Giá Sinh Viên Quôc Tế (PISA) cuả OECD thực hiện ba năm một lần kể từ năm 2000. Khảo sát này đánh giá học sinh 15 tuổI nắm kiến thức và kỹ năng cơ bản cần thiết cho công việc và chất lượng sống trong xã hộI tương lai như thế nào.
Thành công của Phần Lan:
Ảnh: Ruokolahden koulu
(Nguồn: Đại sứ quán Phần Lan, Hà nội)
Trường hợp tác giả Lê Đức Thông một lần nữa bị các tạp chí khoa học quốc tế rút bài báo với lý do đạo văn cho thấy đã đến lúc cần có biện pháp đủ mạnh để hạn chế h&ag
(Dân trí) - 5 năm đến Việt Nam để làm công tác quảng bá nền giáo dục Singapore, anh Jin Chwen Ong, 31 tuổi, giám đốc khu vực Đông Dương, là một trong số những giám đốc khu vực trẻ n
"Những sự khác biệt mà không thật sự tạo nên được những sự khác biệt thì không phải là những sự khác biệt"! Đó có lẽ là hạt nhân của triết thuyết dụng hành Mỹ, x