The roles of the key actors in the primary education: Comparative perspectives between a primary school in Vietnam and another one in Finland
Nhóm nghiên cứu:
- Chủ nhiệm: Nguyễn Khánh Trung
- Thành viên: Lê Minh Hiếu & Nguyễn Hiên
Tình trạng thực hiện:
- Đã hoàn tất
Tóm tắt đề tài nghiên cứu
Một số trí thức cho rằng giáo dục Việt Nam đang “lạc đường” so với thế giới. Cách ví von này mô tả một hiện trạng rất đáng báo động, bởi nói như triết gia Seneque người Tây Ban Nha cách đây hơn 2000 năm trong La vie heureuse : “Khi chúng ta lạc đường, càng tiến tới, chúng ta càng rời xa đích đến”. Phải chăng đây là hiện trạng thực sự của giáo dục Việt Nam hiện này?... Để trả lời một phần câu hỏi này, chúng tôi đã mô tả, phân tích và so sánh vai trò của 5 chủ thể chính là Nhà nước, hiệu trưởng, giáo viên, học sinh và phụ huynh, và các mô thức tương tác giữa các chủ thể này, thông qua nghiên cứu các chiều kích như mục tiêu giáo dục, cơ cấu, cách thức thiết kế nội dung chương trình giáo dục, phương thức tổ chức giảng dạy, thi cử và đánh giá kết quả học tập trong cấp tiểu học Việt Nam và Phần Lan. Để có các dữ liệu, chúng tôi đã có mặt tại hai ngôi trường tại hai nước để tìm kiếm tài liệu, thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu và quan sát trực tiếp các sinh hoạt trường lớp trong nhiều ngày.
Nghiên cứu này cho thấymột nền giáo dục “chất lượng” là nền giáo dục trong đó các actor không lấn át lẫn nhau, nhưng phối hợp hài hoà với nhau trong một cơ chế thương lượng dân chủ, đặt người học làm trung tâm trong mọi khâu tổ chức hành chánh và sư phạm, thống nhất với môi trường chính trị, kinh tế và xã hội bên ngoài. Giáo dục phổ thông Phần Lan đang gặt hái những thành quả tốt hơn giáo dục phổ thông Việt Nam là vì Phần Lan đang đi sát con đường này. Hệ thống giáo dục Việt Nam nói chung đang có sự rối loạn chức năng (tức các actor không làm đúng vai trò, đang chồng lấn và mâu thuẫn lẫn nhau quá lớn). Đảng - Nhà nước đang bao trùm và lèo lái mọihoạt động giáo dục từ vĩ mô đến vi mô, làm lu mờ vị trí và vai trò của hiệu trưởng, các giáo viên, người học và phụ huynh do đó đã làm hạn chế sự đóng góp của các actor này, làm cho giáo dục không thể phát triển một cách hài hoà, cân bằng.
Công bố kết quả nghiên cứu
Nguyen, K. T. (15/4/2013). Xem người Phần Lan làm sách giáo khoa [Exploring how textbooks are developed in Finland]. Retrieved from Tuổi trẻ: http://tuoitre.vn/tin/tuoi-tre-cuoi-tuan/van-de-su-kien/20130415/xem-nguoi-phan-lan-lam-sach-giao-khoa/542793.html
Nguyen, T. K. (04/6/2013). Làm khác đi, bắt đầu từ mục đích [Doing differently from set goals of education]. Retrieved from Tuổi trẻ: http://tuoitre.vn/tin/tuoi-tre-cuoi-tuan/cuoc-song-muon-mau/20130604/lam-khac-di-bat-dau-tu-muc-dich-day-su/551576.html
Nguyen, T. K. (05/10/2012). Dạy kèm ở Phần Lan [Tutoring in Finland]. 19, 33-34.
Nguyen, T. K. (2013). Thân phận người thầy [Roles of teachers]. Tia Sang, 9.
Nguyen, T. K. (2015). Giáo dục Việt Nam - Phần Lan: Một nghiên cứu so sánh điển hình về vai trò các chủ thể tại hai trường tiểu học công lập của hai nước [Education of Vietnam and Finland - a comparative study on roles of actors at two public schools in the two countries]. HCMC: DT Books & Nxb Khoa học xã hội.
Nguyen, T. K. (24/2/2014). Từ tư tưởng giáo dục của Rousseau, nghĩ về giáo dục VN [From educational philosophy of Rousseau, thinking of education of Vietnam]. Tia Sang, 11, 36-37.
Nguyen, T. K. (27/9/2013). Vài suy nghĩ nhân đọc Báo cáo tóm tắt Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục [Some comments on drafted masterplan of basic and comprehensive educational reform of Vietnam] Retrieved from Học Thế Nào: https://hocthenao.vn/2013/09/27/vai-suy-nghi-nhan-doc-bao-cao-tom-tat-de-an-doi-moi-can-ban-toan-dien-giao-duc-nguyen-khanh-trung/
Nguyen, T. K. (Septembre 2013). Droit de paille et responsabilité de pierre. Cahier Pedagogique, 507.