TỌA ĐÀM VĂN HÓA: "FRANZ KAFKA: NGHỆ THUẬT LÀ MỘT CON ĐƯỜNG"

TỌA ĐÀM IRED
(Một sinh hoạt học thuật thường kỳ của Viện Giáo Dục IRED)


CHỦ ĐỀ KỲ NÀY:

FRANZ KAFKA:

NGHỆ THUẬT LÀ MỘT CON ĐƯỜNG

Diễn giả chia sẻ: Nhà văn Phan Nhật Chiêu
13:30-17:00, ngày 14/07/2017 tại Viện IRED

Franz Kafka, một trong những tác giả lớn có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20; được so sánh với đại văn hào Dostoyevsky, và được xếp ngang hàng với James Joyce và Marcel Proust. Đến với buổi Tọa đàm học thuật thường kỳ của Viện Nghiên Cứu Giáo dục IRED (gọi tắt là “Viện IRED”) lần này, nhà văn, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu sẽ có buổi trò chuyện về nghệ thuật tiểu thuyết của Franz Kafka.

Trong một trang viết về mình, Kafka từng nói: “Tôi do dự trước khi sinh ra”. Nhà văn Nhật Chiêu sẽ dò tìm qua câu nói ẩn mật này hành trình tư tưởng và tâm lý sáng tạo của Franz Kafka.

Viện IRED trân trọng giới thiệu buổi Tọa đàm với thông tin như sau:

 

Thời gian : Chiều thứ Sáu, ngày 14/07/2017 (từ 13g30 đến 17g00)
Địa điểm : Trụ sở Viện IRED - Số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TP. HCM
Diễn giả : Nhà văn, nhà nghiên cứu NHẬT CHIÊU
Hình thức : Thuyết trình và Tọa đàm / Đối thoại giữa diễn giả và người tham dự.
Đối tượng tham dự : Giới học thuật, giới nghiên cứu, giới giáo dục (các nhà nghiên cứu, các giáo sư/giảng viên đại học, lãnh đạo các đơn vị nghiên cứu, các nhà quản lý khoa học-giáo dục...) và cả giới trẻ.
Ngôn ngữ : Tiếng Việt.
Phí tham dự : Hoàn toàn miễn phí
Lịch trình :

13h30-14h00: Giao lưu;
14h00-16h00: Thuyết trình;
16h00-17g00: Tọa đàm/ Đối thoại.

 

Quý vị quan tâm vui lòng đăng ký tham dự
trước 17h00 ngày 12/07/2017

Vì số lượng chỗ ngồi của khán phòng Tọa đàm có giới hạn,
BTC xin được ưu tiên cho những Quý vị đăng ký sớm và phù hợp.

Đôi dòng về Diễn giả

Nhà văn, dịch giả, nhà nghiên cứu văn học Nhật Chiêu họ tên đầy đủ là Phan Nhật Chiêu. Ông từng giảng dạy trung học, giảng dạy Khoa Văn học và ngôn ngữ Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP. HCM; và là Uỷ viên Hội đồng Lý luận phê bình - Dịch thuật Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh khoá VII. Bên cạnh việc giảng dạy, sáng tác và dịch thuật, ông còn là một nhà nghiên cứu chuyên sâu về văn học, đặc biệt là văn học thế giới.

Một số tác phẩm đã xuất bản của ông:

Con lừa vàng (1987); Tình trong bóng tối (1989); Tagore - người tình của cuộc đời (viết chung với Hoàng Hữu Đản 1991); Những kiệt tác văn chương thế giới (1991); Tiếu lâm Nhật Bản (1993); Basho và thơ Haiku, biên khảo (1994); Nhật Bản trong chiếc gương soi, biên khảo (1995); Tuyển tập truyện ngắn hiện đại Nhật Bản, (1996); Đại cương văn hoá phương Đông (1996); Câu chuyện văn chương phương Đông, biên khảo, Nxb Giáo dục, (1997); Thơ ca Nhật Bản (1998); Văn học Nhật Bản (2000); Người ăn gió và quả chuông bay đi (2007); Ba nghìn thế giới thơm (2007); Đi dưới mưa hồng (2007); Người ăn gió và quả chuông bay đi (2007); Lời tiên tri của giọt sương (2011); Tôi là một kẻ khác (2015); Người về với như (2017)…

 

Các Sự Kiện Khác

Tọa đàm IRED: "GIẢI PHÁP GIÁO DỤC NÀO CHO THỜI LOẠN CHUẨN?"

Thời gian: Sáng thứ Tư, ngày 22/5/2019 (từ 8g30 đến 11g30) Địa điểm: Trụ sở Viện IRED - Số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TP. HCM Diễn giả chính: Nhà hoạt động giáo dục Giản Tư Trung

Tọa đàm IRED: "CÔNG BỐ QUỐC TẾ"

Thời gian: Chiều Thứ 3, ngày 03/07/2018 (từ 13g30 đến 17g00) Địa điểm: Trụ sở Viện IRED - Số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TP. HCM Diễn giả: Giáo sư Eisuke Saito - Đại học Monash, Úc

Tọa đàm IRED: "TRIẾT LÝ GIÁO DỤC NÀO CHO VIỆT NAM?"

Thời gian: Chiều thứ Sáu, ngày 15/12/2017 (từ 13g30 đến 17g00) Địa điểm: Trụ sở Viện IRED - Số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TP. HCM Diễn giả: GS. Trần Văn Đoàn