Tọa đàm IRED: "Triết học trong Khoa học Xã hội"

Tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo khoa học là một trong những “sinh hoạt học thuật” có tính thường xuyên của Viện IRED. Hiện Viện chúng tôi đang triển khai song song 03 chuỗi tọa đàm, đó là: Chuỗi tọa đàm “Nghề nghiên cứu”, Chuỗi tọa đàm “Triết học giáo dục” và Chuỗi tọa đàm“Sách Hay”.

Với chuỗi tọa đàm “Triết học Giáo dục” thì có thể cùng bàn luận về tư tưởng giáo dục, triết lý giáo dục, quan điểm giáo dục cổ-kim, Đông-Tây. Còn với chuỗi tọa đàm “Nghề nghiên cứu” thì có thể cùng bàn luận về nhiều khía cạnh liên quan đến nghề nghiên cứu và lĩnh vực nghiên cứu, nhất là nghiên cứu về khoa học xã hội và khoa học giáo dục. Chẳng hạn như: tình hình nghiên cứu, xu hướng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, tinh thần nghiên cứu, đạo đức nghiên cứu, chuẩn mực nghiên cứu, kinh nghiệm nghiên cứu, đánh giá nghiên cứu, tài trợ nghiên cứu, báo cáo nghiên cứu, công bố nghiên cứu… Và chuỗi tọa đàm “Sách Hay” thì cùng chia sẻ và bàn luận về những cuốn sách hay, sách quý, sách kinh điển nhằm phát triển việc nghiên cứu và phát triển giáo dục.

Theo tinh thần đó, mỗi chuỗi tọa đàm sẽ gồm nhiều buổi tọa đàm khác nhau. Và mỗi buổi tọa đàm sẽ tập trung trao đổi trao đổi một khía cạnh cụ thể nào đó thuộc nội dung của chuỗi tọa đàm và được phụ trách bởi một Diễn giả có uy tín về chủ đề mà Diễn giả đó phụ trách.

Tiếp theo sự thành công của các buổi Tọa đàm trong suốt thời gian vừa qua, Ban Tổ Chức Chuỗi Tọa đàm xin thông báo với cộng đồng học thuật và trân trọng kính mời Quý vị đến tham dự buổi Tọa đàm sắp tới thuộc chuỗi tọa đàm “Nghề nghiên cứu” của Viện chúng tôi, với các thông tin chi tiết về buổi Tọa đàm này như sau:

  • Chủ đề: “TRIẾT HỌC TRONG KHOA HỌC XÃ HỘI”
  • Diễn giả: Nhà nghiên cứu triết học BÙI VĂN NAM SƠN
  • Thời gian: Chiều Thứ 6, ngày 28/06/2013 (từ 13h30 đến 17h00)
  • Địa điểm: Trụ sở Viện IRED - Số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TP. HCM
  • Hình thức:Thuyết trình và Tọa đàm/Đối thoại giữa Diễn giả và người tham dự
  • Thành phần: Giới học thuật, giới nghiên cứu, giới giáo dục (các nhà nghiên cứu, các giáo sư/giảng viên đại học, lãnh đạo các đơn vị nghiên cứu, các nhà quản lý khoa học-giáo dục,...)
  • Phí tham dự: Hoàn toàn miễn phí tham dự (vì hoạt động phục vụ cộng đồng học thuật)
  • Đơn vị tổ chức: Viện IRED (một viện nghiên cứu độc lập và phi lợi nhuận)

Đôi dòng về Diễn giả Bùi Văn Nam Sơn

Nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn là một học giả có những đóng góp to lớn cho việc phổ biến và phát triển triết học tại Việt Nam trong suốt nhiều năm nay. Sau khi học triết học tại Đại học Văn khoa Sài Gòn từ 1964-1968, ông sang Đức, tiếp tục quá trình đào tạo về triết ở Đại học J. W. Goethe, Frankfurt/M, CHLB Đức. Ông là học trò ruột của hai nhà triết học hàng đầu thế giới còn sống hiện nay là Karl Otto Apel và Habermas.
Từ năm 2008 đến nay, ông tham gia sáng lập Dự án Văn hóa - Giáo dục Sách Hay và là Thành viên Ban thường trực Hội đồng Sáng lập của Dự án này. Ông cũng là Thành viên Hội đồng Trao giải của Giải Thưởng Sách Hay (một giải thưởng thường niên về sách nhằm truyền bá tri thức và gợi mở những xu hướng đọc sách, viết sách, dịch sách và làm sách tiến bộ).
Uyên bác và thành thạo nhiều thứ tiếng (Hy Lạp, Đức, Anh, Pháp, Hoa), ông đã sử dụng vốn tri thức khổng lồ về triết học và văn hóa cho các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu và dịch thuật. Các dịch phẩm lớn của ông đều là những tác phẩm kinh điển, những tài sản tinh thần vô giá của nhân loại, chẳng hạn như: Phê phán lý tính thuần túy (Immanuel Kant), Nxb Văn học, 2004; Phê phán năng lực phán đoán (Immanuel Kant), Nxb Tri thức, 2007; Phê phán lý tính thực hành (Immanuel Kant), Nxb Tri thức, 2007; Hiện tượng học tinh thần (G. W. F. Hegel), Nxb Văn học, 2006; Bách khoa thư các khoa học triết học I: Khoa học logic (G.W.F Hegel), Nxb Tri thức, 2009; Các nguyên lý của triết học pháp quyền (G.W.F.Hegel), Nxb Tri thức, 2010; Chính thể đại diện (John Stuart Mill), dịch chung với Nguyễn Văn Trọng, Nxb Tri thức, 2008... Ngoài những dịch phẩm này, ông còn dịch và hiệu đính hàng loạt tác phẩm kinh điển khác cũng về đề tài triết học.
Ông được Quỹ Văn Hóa Phan Chu Trinh trao giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh năm 2006 cho công trình dịch thuật tác phẩm “Phê phán lý tính thuần túy” (Nxb Văn học, 2004) của tác giả Immanuel Kant. Hiện nay ông nghiên cứu và giảng dạy triết học, viết báo về đề tài triết học và đề tài giáo dục, và là môt diễn giả nổi tiếng ở nhiều hội thảo, diễn đàn trong nước và quốc tế.
 
 
 
   

Các Sự Kiện Khác

Tọa đàm IRED: "Học gì ở Nhà trường: Tri thức hay Kinh nghiệm?"

Diễn giả: GS. Michael Young (Nhà xã hội học giáo dục hàng đầu người Anh) Thời gian: Chiều Thứ 7, ngày 28/07/2012 (từ 13h30 đến 17h00) Địa điểm: Trụ sở Viện IRED - Số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TP. HCM

Tọa đàm IRED: "PHÂN TÍCH DỮ LIỆU & BÁO CÁO NGHIÊN CỨU"

Thời gian: Chiều Thứ 3, ngày 18/09/2018 (từ 13g30 đến 17g00) Địa điểm: Trụ sở Viện IRED - Số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TP. HCM Diễn giả: PGS. Nguyễn Thị Hồng Xoan

Tọa đàm IRED: "Nghiên cứu Định tính và Nghiên cứu Định lượng: Một quan điểm so sánh"

Thời gian: Chiều thứ Ba , ngày 05/8/2014 (từ 13g30 đến 17g00) Địa điểm: Trụ sở Viện IRED - Số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TP. HCM. Diễn giả: Gs. Kimberly Goyette, Giám đốc Trung tâm Triết học, Văn hóa