Hội thảo
Viện IRED cùng các học giả, nhà nghiên cứu và chuyên gia giáo dục tổ chức sự kiện học thuật như tọa đàm, hội thảo, hội nghị trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực văn hóa, giáo dục và khoa học xã hội.
Nước Việt Nam của chúng ta có từ bao giờ? Phải trải qua những thăng trầm nào để có được một quốc gia thống nhất hình chữ S như ngày nay? Tại sao Biển Đông lại được gọi là… Biển Đông và Hoàng Sa, Trường Sa là một phần thiêng liêng của tổ quốc mà không ai có thể phủ nhận được?...
Đã bao giờ bạn nghĩ đến hoặc tự đặt cho mình những câu hỏi như vậy chưa? Và bạn cũng đã thử tìm câu trả lời cho những câu hỏi này chưa?
Sẽ có người cho rằng cuộc sống còn thật bề bộn với bao nhiêu lo toan, gánh nặng mà những vấn đề to tát, vĩ mô, xa vời trên đây chưa phải và chưa thể là ưu tiên trước mắt!
Cũng sẽ có người tự tin mà rằng: có khó gì đâu, tất cả thông tin đều đã sẵn sàng và chỉ cần một cú “nhấp” chuột.
Cho dù theo cách nghĩ nào đi chăng nữa thì có một sự thật không thể phủ nhận, rằng nếu chúng ta coi tổ quốc như một ngôi nhà, như một môi trường sống của chính mình thì việc tìm hiểu, nghiên cứu, khám phá nó chắc chắn phải là một lẽ đương nhiên! Hay nói cách khác, không thể sống tốt ở một nơi mà chính ta không hiểu gì, biết gì về nơi đó!
Hiểu về đất nước không chỉ là để trân quý quá khứ hào hùng mà còn là điều kiện nền tảng để có thể xây đắp một hiện tại và tương lai tốt đẹp. Hơn nữa, trong bối cảnh thế giới phẳng, người ta đã có thể hiểu mình ngọn ngành đến từng chân tơ kẽ tóc và do vậy, để có thể tồn tại, phát triển bình đẳng, thì mình trước hết phải hiểu chính mình rồi tiến tới hiểu người.
Hiểu về đất nước, biết về quá khứ cũng là để tránh một thực trạng buồn bã mà không ít bậc thức giả đã chỉ ra: Người mình hiểu về thế giới quá ít ỏi và cũng gần như không hiểu gì về chính mình!
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu sinh năm 1920, tại Hà Nội. Ông tốt nghiệp Trường Bách nghệ Hà Nội năm 1941. Năm 1945 ông là Bí thư Bộ kinh tế trong Chính phủ liên hiệp do Hồ Chí Minh lãnh đạo. Năm 1953, ông tốt nghiệp cử nhân Khoa học - Xã hội Đại học Công giáo Paris - Pháp. Về nước, ông làm việc tại Sài Gòn, viết sách giáo khoa sử địa và dạy học. Nguyễn Đình Đầu là tác giả của hàng trăm công trình bằng tiếng Việt, Pháp, Anh, trong đó nổi bật là các công trình nghiên cứu về địa bạ và bản đồ. Ông được giới nghiên cứu đánh giá là một nhà khoa học nghiêm túc, tận tụy và có nhiều cống hiến quan trọng cho khoa học Việt Nam. Năm 2005, ông được trao Giải thưởng Trần Văn Giàu cho công trình Nghiên cứu địa bạ và ruộng đất triều Nguyễn. Năm 2008, ông được Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh trao tặng Giải thưởng Phan Châu Trinh - giải thưởng về nghiên cứu đầu tiên. (Theo Wikipedia) |
Đó là những lí do mà Diễn đàn Talk&Think - Chia sẻ và Suy ngẫm chọn “Sự phát triển của lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ” làm chủ đề của chương trình tháng 9/2011. Và vị diễn giả phù hợp nhất, có đầy đủ thẩm quyền, cơ sở, điều kiện nhất để thuyết trình về chủ đề này không ai khác chính là Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu.
Cả một đời nghiên cứu về địa - sử học, đặc biệt là về lãnh thổ Việt Nam, Nhà Nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu được coi là một “pho từ điển sống” về địa bạ và bản đồ Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu, các chứng lý rõ ràng, khoa học và khách quan… sẽ được ông trưng dụng và trình bày tại Diễn đàn để có thể vẽ nên một bức tranh tổng quát về lịch sử hình thành lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, nhà nghiên cứu lão thành cũng không né tránh mà sẽ thẳng thắn trao đổi trên tinh thần khoa học, tôn trọng lịch sử các vấn đề lâu nay ít được bàn đến, trong đó có các cuộc Nam Tiến, Đông Tiến, Tây Tiến, vốn được coi là những “bước đi” cần thiết và thuận với lẽ tự nhiên trong tiến trình phát triển lãnh thổ và củng cố nền độc lập.
Thông tin chi tiết về Chương trình như sau:
- Chủ đề: “Sự phát triển của lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ”
- Thời gian: Từ 9h30 đến 12h thứ Năm, ngày 22 tháng 9 năm 2011
- Địa điểm: Tòa nhà PACE, 341 Nguyễn Trãi, Quận 1, Tp.HCM
- Đơn vị tổ chức: Trường PACE, Viện IRED, Dự án IPL và Dự án Sách Hay
- Phí tham dự: Miễn phí tham dự.
(Talk&Think - Chia sẻ và Suy ngẫm)
Diễn giả: TS. Giáp Văn Dương (ĐH Quốc gia Singapore) Thời gian: Chiều Thứ 7, ngày 02/06/2012 (từ 13h30 đến 17h00) Địa điểm: Trụ sở Viện IRED - Số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Q.3, TP HCM
Thời gian: Chiều thứ Sáu, ngày 19/08/2016 (từ 13g30 đến 16g30) Địa điểm: Trụ sở Viện IRED - Số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TP. HCM. Diễn giả: Ts. Dương Ngọc Dũng
Thời gian: Chiều thứ Sáu, ngày 4/11/2016 (từ 13g30 đến 17g00) Địa điểm: Trụ sở Viện IRED - Số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TP. HCM. Diễn giả: PGS.TS Nguyễn Đức Lộc & TS. Nguyễn Khánh Trung