Tọa đàm IRED: "Nghiên cứu định tính: Từ lý thuyết chuẩn mực đến thực tiễn Việt Nam”

TỌA ĐÀM IRED
(Một sinh hoạt học thuật thường kỳ của Viện Giáo Dục IRED)


CHỦ ĐỀ KỲ NÀY:

NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH:

TỪ LÝ THUYẾT CHUẨN MỰC ĐẾN THỰC TIỄN VIỆT NAM

Diễn giả chia sẻ: PGS. TS Nguyễn Đức Lộc & TS. Nguyễn Khánh Trung 
13:30-17:00, ngày 04/11/2016 tại Viện IRED

 

Ban Tổ Chức “Tọa Đàm IRED” xin trân trọng thông báo về buổi tọa đàm kỳ này của Viện IRED như sau:  

  • Chủ đề:  “NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH: TỪ LÝ THUYẾT CHUẨN MỰC ĐẾN THỰC TIỄN VIỆT NAM"
     
  • Thời gian: Chiều Thứ 6, ngày 04/11/2016 (từ 13g30 đến 17g00)
  • Địa điểm: Trụ sở Viện IRED - Số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TP. HCM.
  • Diễn giả: PGS. TS Nguyễn Đức Lộc & TS. Nguyễn Khánh Trung
  • Hình thức: Thuyết trình và tọa đàm/đối thoại giữa Diễn giả và người tham dự.
  • Thành phần: Giáo sư/giảng viên của các trường đại học và các nhà nghiên cứu thuộc các tổ chức nghiên cứu nhà nước và tư nhân.
  • Ngôn ngữTiếng Việt
  • Phí tham dự: Hoàn toàn miễn phí (vì hoạt động phục vụ cộng đồng học thuật).
  • Lịch trình:
    13h30 - 14h00: Đón tiếp & Giao lưu
    14h00 - 16h00: Thuyết trình
    16h00 - 17h00: Tọa đàm/Đối thoại
  • Đơn vị tổ chức: Viện IRED (một viện nghiên cứu độc lập và phi lợi nhuận).

Nội dung Tọa đàm

Ngày nay, các phương pháp thực nghiệm không còn được xem là phương pháp tối ưu nhất trong việc giải thích các vấn đề phức tạp của đời sống xã hội. Trong khi đó, khoảng hơn một thập niên trở lại đây, phương pháp tiếp cận và thu thập dữ liệu định tính ngày càng được sử dụng rộng rãi và khẳng định được tính hữu ích của mình trong các trào lưu nghiên cứu hiện tượng học, chú giải văn bản, ký hiệu học và xu hướng nghiên cứu hậu cấu trúc luận với các phương pháp phân tích nội dung, phân tích diễn ngôn….

Tuy nhiên, giới nghiên cứu định tính trong khoa học xã hội đôi khi bị cho là quá chủ quan khi phân tích dữ liệu. Bởi lẽ, lâu nay người nghiên cứu thường khá lúng túng trong quá trình thu thập và xử lý thông tin định tính do thiếu công cụ ứng dụng phân tích. Phải chăng không có biện pháp khắc phục? Những hạn chế kể trên, được khắc phục như thế nào, trong các nghiên cứu cụ thể trong các dự án nghiên cứu ở Việt Nam? Tọa đàm kỳ này của Viện IRED sẽ đem đến những chia sẻ chuyên sâu của các Diễn giả khách mời, qua đó kiến giải những vấn đề trên.

Để theo dõi nội dung của buổi Tọa đàm, Quý vị vui lòng xem tại đây

 

Đôi dòng về PGS. TS Nguyễn Đức Lộc

Ông Nguyễn Đức Lộc là chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực nhân học với kinh nghiệm hơn 15 năm giảng dạy nghiên cứu phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cho chương trình đại học và sau đại học tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM. Ông là tác giả, chủ biên nhiều đầu sách chuyên khảo liên quan đến đời sống xã hội Việt Nam đương đại và có hơn 20 bài báo khoa học công bố trong và ngoài nước. Ông có kinh nghiệm hướng dẫn khoa học cho các học viên cao học, nghiên cứu sinh tại các trường thuộc ngành khoa học xã hội và nhân văn, cho đến nay đã có hơn 20 học viên cao học, nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận văn, luận án.

Năm 2008, ông sáng lập chương trình Café học thuật Nhân văn – Một diễn đàn học thuật, nơi thu hút đông đảo giới học giả và các bản trẻ quan tâm thể hiện quan điểm nghiên cứu, trao đồi và đối thoại.

Với chuyên môn sâu trong lĩnh vực nhân học – dân tộc học ông có thời gian nghiên cứu thực địa liên lục và lâu dài ở các vùng miền tại Việt Nam bằng phương pháp nghiên cứu định tính với lối tiếp cận điền dã dân tộc học. Ông là nghiên cứu viên chính thức của hợp phần định tính chương trình nghiên cứu Những cuộc đời trẻ thơ (Young lives) của đại học Oxford, Anh Quốc tại Việt Nam

 

 

Đôi dòng về TS. Nguyễn Khánh Trung

Ông Nguyễn Khánh Trung tốt nghiệp cử nhân xã hội học tại Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh, tốt nghiệp cử nhân văn chương Pháp tại Đại học KHXH&NV TP. HCM, tốt nghiệp thạc sĩ và sau đó là tiến sĩ xã hội học tại Đại học Toulouse Jean Jaurès (Cộng hòa Pháp) với học bổng của Hiệp hội các trường Đại học nói tiếng Pháp (AUF).

Đối tượng nghiên cứu của ông từ khi làm luận văn thạc sĩ cho đến nay luôn là giáo dục Việt Nam. Ông đã công bố nhiều bài báo nghiên cứu trên các tạp chí khoa học, tham gia nhiều hội thảo quốc tế được tổ chức trong và ngoài nước, cũng như thường xuyên có ý kiến bình luận trên báo chí về các vấn đề thời sự liên quan đến giáo dục.

Gần đây nhất, tháng 4/2015, công trình nghiên cứu của ông về vai trò các chủ thể then chốt trong giáo dục tiểu học công lập Việt Nam và Phần Lan hiện nay cũng đã được Nhà Xuất bản Khoa học xã hội, kết hợp với DTBooks và Viện IRED xuất bản và phát hành với tiêu đề “Giáo dục Việt Nam và Phần Lan – một nghiên cứu so sánh điển hình về vai trò các chủ thể tại hai trường tiểu học công lập của hai nước”.

 

Các Sự Kiện Khác

Tọa Đàm IRED: "Phương pháp Giáo dục Montessori: Lý thuyết và Thực tế"

Thời gian: Tối thứ Bảy , ngày 15/3/2014 (từ 17g30 đến 20g00) Địa điểm: Trụ sở Viện IRED - Số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TP. HCM. Diễn giả: Ts. Joan Easton 

Tọa đàm IRED: "Sự Hiện diện của Khoa học Xã hội Việt Nam Trên trường Quốc tế"

Diễn giả : GS. Nguyễn Văn Tuấn (Đại học New South Wales, Australia) Thời gian : Chiều Thứ 5, ngày  09/08/2012 (từ 13h30 đến 17h00) Địa điểm : Trụ sở Viện IRED - Số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Q.3, TP HCM

Tọa đàm IRED: "Nghiên cứu Định tính và Nghiên cứu Định lượng: Một quan điểm so sánh"

Thời gian: Chiều thứ Ba , ngày 05/8/2014 (từ 13g30 đến 17g00) Địa điểm: Trụ sở Viện IRED - Số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TP. HCM. Diễn giả: Gs. Kimberly Goyette, Giám đốc Trung tâm Triết học, Văn hóa