Tọa đàm IRED: "Mối liên hệ giữa Lý thuyết và Phương pháp trong Khoa học Xã hội"

Ban Tổ Chức Tọa Đàm IRED xin thông báo và trân trọng kính mời Quý vị đến tham dự buổi Tọa đàm sắp tới thuộc chuỗi tọa đàm “Nghề nghiên cứu” của Viện IRED, với các thông tin chi tiết về buổi Tọa đàm này như sau: 

  • Chủ đề:  “Mối liên hệ giữa Lý thuyết và Phương pháp trong Khoa học Xã hội”
     
  • Diễn giả: Nhà Nghiên cứu Trần Hữu Quang 
  • Thời gian: Chiều Thứ 6, ngày 9/8/2013 (từ 13h30 đến 17h00)
  • Lịch trình: 13h30-14h00: Giao lưu; 14h00-16h00: Thuyết trình; 16h00-17h00: Tọa đàm/Đối thoại
  • Địa điểm: Trụ sở Viện IRED - Số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TP. HCM
  • Hình thức: Thuyết trình và Tọa đàm/Đối thoại giữa Diễn giả và người tham dự
  • Thành phần: Giới học thuật, giới nghiên cứu, giới giáo dục (các nhà nghiên cứu, các giáo sư/giảng viên đại học, lãnh đạo các đơn vị nghiên cứu, các nhà quản lý khoa học-giáo dục,...)
  • Phí tham dự: Hoàn toàn miễn phí tham dự (vì hoạt động phục vụ cộng đồng học thuật)
  • Đơn vị tổ chức: Viện IRED (một viện nghiên cứu độc lập và phi lợi nhuận)
Đôi dòng về diễn giả Trần Hữu Quang
 
Nhà nghiên cứu Trần Hữu Quang sinh năm 1953, nhận bằng Tiến sĩ về Xã hội học năm 2001, Ông đã tham gia và chủ trì các đề tài nghiên cứu về phúc lợi xã hội, đô thị hóa, định chế xã hội và giới của Viện Khoa học Xã hội Vùng Nam Bộ.

Ông là tác giả của nhiều bài báo khoa học có giá trị. Đặc biệt, Ông quan tâm đến việc đặt lại vấn đề về cách hiểu một số khái niệm căn bản trong nghiên cứu xã hội học như: "hiện đại hóa", "xã hội dân sự", "vốn xã hội"... Các tác phẩm viết của ông (bao gồm sách và giáo trình) một phần hướng đến việc đặt nền tảng cho các phân ngành mới trong Xã hội học ở Việt Nam như Xã hội học báo chí và Xã hội học Truyền thông đại chúng. Tác phẩm mới nhất của Ông là một khảo cứu lịch sử có nhan đề Hạ tầng đô thị Sài Gòn buổi đầu.
 
Ông đồng thời tham gia giảng dạy các môn Xã hội học nhập môn, Xã hội học về truyền thông đại chúng, Xã hội học pháp quyền, Xã hội học nông thôn, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học xã hộitại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, Đại học Mở TP.HCM, và Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam.
 
Hiện Ông là là Giám đốc Trung tâm Dân tộc học thuộc Viện Khoa học Xã hội vùng Nam bộ (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam). 
 
Đôi dòng về Tọa đàm IRED
 
Tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo khoa học là một trong những “sinh hoạt học thuật” có tính thường xuyên của Viện IRED. Hiện Viện chúng tôi đang triển khai song song 03 chuỗi tọa đàm, đó là: Chuỗi tọa đàm “Nghề nghiên cứu”, Chuỗi tọa đàm “Triết học giáo dục” và Chuỗi tọa đàm “Sách Hay”. 

Với chuỗi tọa đàm “Triết học Giáo dục” thì có thể cùng bàn luận về tư tưởng giáo dục, triết lý giáo dục, quan điểm giáo dục cổ-kim, Đông-Tây. Còn với chuỗi tọa đàm “Nghề nghiên cứu” thì có thể cùng bàn luận về nhiều khía cạnh liên quan đến nghề nghiên cứu và lĩnh vực nghiên cứu, nhất là nghiên cứu về khoa học xã hội và khoa học giáo dục. Chẳng hạn như: tình hình nghiên cứu, xu hướng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, tinh thần nghiên cứu, đạo đức nghiên cứu, chuẩn mực nghiên cứu, kinh nghiệm nghiên cứu, đánh giá nghiên cứu, tài trợ nghiên cứu, báo cáo nghiên cứu, công bố nghiên cứu… Và chuỗi tọa đàm “Sách Hay” thì cùng chia sẻ và bàn luận về những cuốn sách hay, sách quý, sách kinh điển nhằm phát triển việc nghiên cứu và phát triển giáo dục.

Theo tinh thần đó, mỗi chuỗi tọa đàm sẽ gồm nhiều buổi tọa đàm khác nhau. Và mỗi buổi tọa đàm sẽ tập trung trao đổi trao đổi một khía cạnh cụ thể nào đó thuộc nội dung của chuỗi tọa đàm và được phụ trách bởi một Diễn giả có uy tín về chủ đề mà Diễn giả đó phụ trách.

 

  

Các Sự Kiện Khác

TỌA ĐÀM VĂN HÓA: "FRANZ KAFKA: NGHỆ THUẬT LÀ MỘT CON ĐƯỜNG"

  Thời gian: Chiều thứ Sáu, ngày 14/7/2017 (từ 13g30 đến 17g00) Địa điểm: Trụ sở Viện IRED - Số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TP. HCM Diễn giả: Nhà văn Phan Nhật Chiêu

Tọa đàm IRED: "Tư tưởng Giáo dục thời Hy Lạp Cổ đại"

Thời gian: 14h00- 17h30, thứ Bảy ngày 17/03/2012 Địa điểm: Viện IRED, số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, Tp.HCM Diễn giả chính:  Nguyễn Văn Khoa