Tọa đàm IRED: "Làm thế nào để viết và xuất bản một bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế?"

 Ban Tổ Chức “Tọa Đàm IRED” xin trân trọng thông báo về buổi tọa đàm kỳ này của Viện IRED như sau:

Tài liệu tham khảo

Xin vui lòng bấm vào đường link dưới đây để tải về bài nói chuyện của GS. Philip Hallinger:

Slide PowerPoint 

  • Chủ đề:  “Làm thế nào để viết và xuất bản một bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế?".          
  • Thời gian: Chiều Thứ 6, ngày 11/09/2015 (từ 13g30 đến 16g30)
  • Địa điểm: Trụ sở Viện IRED - Số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TP. HCM.
  • Diễn giả: Giáo sư Philip Hallinger- Đại học Chulalongkorn.
  • Hình thức: Thuyết trình và tọa đàm/đối thoại giữa Diễn giả và người tham dự.
  • Thành phần: Các giáo sư/giảng viên của các trường đại học/cao đẳng, các nhà nghiên cứu thuộc các tổ chức nghiên cứu nhà nước, tư nhân và tổ chức phi lợi nhuận
  • Ngôn ngữ: Tiếng Anh (không có thông dịch).
  • Phí tham dự: Hoàn toàn miễn phí (vì hoạt động phục vụ cộng đồng học thuật).
  • Lịch trình:
    13h30 - 14h00: Đón tiếp & Giao lưu
    14h00 - 16h00: Thuyết trình
    16h00 - 16h30: Tọa đàm/Đối thoại
  • Đơn vị tổ chức: Viện IRED (một viện nghiên cứu độc lập và phi lợi nhuận).
Nội dung Tọa đàm

“Xuất bản” hay để “tàn lụi” công trình nghiên cứu đã và đang là sức ép đối với thế giới học thuật Châu Á. Trong buổi Tọa đàm này, Giáo sư Philip Hallinger sẽ chia sẻ quan điểm và chiến lược xuất bản công trình nghiên cứu trên tạp chí khoa học quốc tế. Những kỹ thuật thiết thực mà các giảng viên, nhà nghiên cứu có thể sử dụng để tạo ra nền tảng vững chắc cho xuất bản các công trình nghiên cứu của mình một cách lâu dài cũng được giới thiệu trong nội dung Tọa đàm này.

Đôi dòng về Diễn giả Philip Hallinger

Giáo sư Philip Hallinger là một học giả nổi tiếng quốc tế về lãnh đạo và sự thay đổi, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục lãnh đạo, quản lý và cải tiến trường học. Ông đã xuất bản hơn 200 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí quốc tế và sách chuyên ngành, và hiện là đồng Tổng Biên tập Tạp chí Quản trị Giáo dục (Journal of Educational Administration). Năm 2014, Ông được Hiệp hội Nghiên cứu Giáo dục Mỹ (American Educational Research Association) trao giải thưởng Xuất sắc trong Nghiên cứu (Excellence in research Award) và Hội đồng Quản trị Giáo dục các trường Đại học (the University Council for Educational Administration) trao Giải thưởng Roald F. Campell về Thành quả Nghiên cứu (Roald F.Campbell Lifetime Achievement Award).

Giáo sư Philip Hallinger tốt nghiệp Tiến sĩ ngành Quản trị và Phân tích Chính sách tại Đại học Stanford (Hoa Kỳ). Ông cũng đã có 8 năm làm việc với cương vị là Giám đốc Học thuật và là Giáo sư Quản trị tại trường Quản lý (College of Management), thuộc Đại học Mahidol (Thái Lan). Ông từng có 13 năm là giáo sư về lãnh đạo và tổ chức, và là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Cao cấp về Lãnh đạo Giáo dục tại Trường Peabody, thuộc Đại học Vanderbilt (Hoa Kỳ). Ông cũng từng là Giám đốc Trung tâm Châu Á Thái Bình Dương về Lãnh đạo và Thay đổi Giáo dục thuộc Viện Nghiên cứu Giáo dục Hong Kong. Hiện Ông là giáo sư của Trường Đại học Chulalongkorn (Thái Lan).
Luôn nhiệt huyết và hiệu quả cao trong các vai trò là tác giả, giảng viên và chuyên gia tư vấn, Giáo sư Hallinger đã có kinh nghiệm hơn 20 năm sống ở châu Á và làm việc với nhiều nhà lãnh đạo của các tổ chức giáo dục tư nhân lẫn nhà nước của nhiều quốc gia.

Các Sự Kiện Khác

Tọa đàm IRED: "GIỚI THIỆU BA TÁC PHẨM CỦA TRIẾT GIA BERTRAND RUSSELL"

Thời gian: Chiều Thứ 6, ngày 22/02/2019 (từ 13g30 đến 17g00) Địa điểm: Trụ sở Viện IRED - Số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TP. HCM Diễn giả: Dịch giả Huỳnh Duy Thanh

Tọa đàm IRED: "Kinh nghiệm Phát triển Giáo dục Đại học của Đài Loan"

Thời gian: Chiều thứ Sáu, ngày 15/11/2013 (từ 13h30 đến 17h00). Địa điểm: Trụ sở Viện IRED - Số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TP. HCM. Diễn giả: GS. Trần Văn Đoàn (Đại học Quốc gia Đài Loan/NTU).

TỌA ĐÀM VĂN HÓA: "FRANZ KAFKA: NGHỆ THUẬT LÀ MỘT CON ĐƯỜNG"

  Thời gian: Chiều thứ Sáu, ngày 14/7/2017 (từ 13g30 đến 17g00) Địa điểm: Trụ sở Viện IRED - Số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TP. HCM Diễn giả: Nhà văn Phan Nhật Chiêu