Hội thảo

Viện IRED cùng các học giả, nhà nghiên cứu và chuyên gia giáo dục tổ chức sự kiện học thuật như tọa đàm, hội thảo, hội nghị trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực văn hóa, giáo dục và khoa học xã hội.

Tọa đàm IRED: "KINH NGHIỆM NGHIÊN CỨU THỰC ĐỊA"

TỌA ĐÀM IRED
(Một sinh hoạt học thuật thường kỳ của Viện Giáo Dục IRED)


CHỦ ĐỀ KỲ NÀY

KINH NGHIỆM NGHIÊN CỨU THỰC ĐỊA
Field Research Experiences

Giảng viên hướng dẫn: TS. OLIVIER TESSIER
13:30-17:00, ngày 05/12/2018 tại Viện IRED

Nghiên cứu thực địa là một phần quan trọng trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học xã hội, nhằm giúp nhà nghiên cứu hiểu cuộc sống hàng ngày của đối tượng nghiên cứu từ quan điểm của người trong cuộc đặt trong bối cảnh sống của họ. Nghiên cứu thực địa là một quá trình năng động, nơi có sự trao đổi giữa nhà nghiên cứu với người tham gia, các bên liên quan, người “gác cửa”, cộng đồng và bối cảnh xã hội rộng lớn hơn của vấn đề nghiên cứu.

Để đạt được sự hiểu biết này, các nhà nghiên cứu thực địa thu thập dữ liệu bằng cách tương tác, lắng nghe và quan sát con người trong cuộc sống hàng ngày của họ. Không gian nghiên cứu có thể là một lớp học, một góc phố, một cửa hàng, một cộng đồng,... Nghiên cứu thực địa đòi hỏi sự la cà, trò chuyện và quan sát mọi người. Mặc dù nó có tính hệ thống với các quy trình được xác định rõ ràng, nhưng đồng thời, nghiên cứu thực địa lại đòi hỏi tính linh hoạt. Các tình huống khó xử về mặt văn hóa ứng xử, đạo đức trong quá trình thực địa thường đặt ra những thách thức lớn cho nhà nghiên cứu. Nhà nghiên cứu trước khi tiến hành thực địa cần có sự chuẩn bị kĩ càng và phải lường trước các vấn đề có thể nảy sinh, các kết quả và dữ liệu có thể thu thập được.

Buổi Tọa đàm IRED kỳ này sẽ chia sẻ về công tác chuẩn bị và thiết kế trước khi nghiên cứu thực địa, các kỹ thuật mà nhà nghiên cứu cần sử dụng trong nghiên cứu thực địa. Đặc biệt, Diễn giả sẽ chia sẻ kinh nghiệm thực địa của Ông trong nhiều năm Ông làm nghiên cứu tại Việt Nam.

 

Viện IRED trân trọng giới thiệu buổi Tọa đàm với thông tin như sau:
 
Thời gian : Chiều thứ Tư, ngày 05/12/2018 (từ 13g30 đến 17g00)
Địa điểm : Trụ sở Viện IRED - Số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TP. HCM
Diễn giả : TS. Olivier Tessier
Hình thức : Thuyết trình và Tọa đàm / Đối thoại giữa diễn giả và người tham dự.
Đối tượng tham dự : Giảng viên và Nghiên cứu viên
Ngôn ngữ : Tiếng Pháp (có phiên dịch viên)
Phí tham dự : Hoàn toàn miễn phí
Lịch trình :

13h30-14h00: Giao lưu và kết nối;
14h00-16h00: Thuyết trình của Diễn giả;
16h00-17g00: Tọa đàm/ Đối thoại.

 

Để tải nội dung chia sẻ trong buổi Tọa đàm, Quý vị vui lòng xem TẠI ĐÂY

 

Đôi dòng về Diễn giả

TS. Olivier Tessier là tiến sĩ ngành Nhân học, tốt nghiệp tại trường Đại học Aix-Marseille (Pháp), một trường đại học hàng đầu thế giới về đầu ra của giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, ông còn là Kỹ sư kỹ thuật nông nghiệp vùng nhiệt đới với chuyên ngành quản lý xã hội về nước (Social management of water).

 Ông có nhiều am hiểu về Việt Nam thông qua các công trình nghiên cứu về nông thôn miền Bắc. Ông là đồng tác giả của cuốn sách “The village”, đây là kết quả của một chương trình nghiên cứu đa ngành được thực hiện từ 1996 đến 2000 bởi Viện Viễn Đông Bác Cổ (EFEO) tại Hà Nội và Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Song song với đó là công trình nghiên cứu tiến sĩ của ông từ năm 1995 đến năm 2003 về Chỗ dựa xã hội và di động không gian (Social Anchorage and Spatial Mobility), nghiên cứu tại tỉnh Phú Thọ. Trong cùng thời gian đó, ông đã tham gia nhiều nhiệm vụ chuyên môn cho các tổ chức quốc tế (Liên minh châu Âu, Ngân hàng Thế giới). Trong hai năm 2005 và 2006, ông đã lãnh đạo dự án FSP "Hỗ trợ nghiên cứu về các vấn đề chuyển đổi kinh tế và xã hội ở Việt Nam" do Bộ Ngoại giao tài trợ và được thực hiện bởi trung tâm EFEO. Là giảng viên cao cấp của EFEO, năm 2006, ông tiếp tục nghiên cứu sâu các vấn đề đã trình bày trong báo cáo "Cộng đồng nông dân-nhà nước" trong thế kỷ 19 và 20 bằng cách xem xét khía cạnh nước quản lý và thủy lực, vốn rất đa dạng góc nhìn và thấm nhuần văn hóa của người dân.

 Chịu trách nhiệm về chương trình hợp tác khảo cổ EFEO-ASSV, ông đã phối hợp nhiều hoạt  động khác nhau để hỗ trợ Viện Khảo cổ học trong cách tiếp cận bảo tồn - nâng cao di sản. Song song với những hoạt động này, ông đã tiến hành một nghiên cứu lịch sử trong vòng hai năm tại Việt Nam và Pháp về thành Hà Nội vào thế kỷ XIX.

 Từ năm 2012, ông là Trưởng đại diện Viện Viễn đông Bác Cổ Pháp – ÉFEO tại Việt Nam, nơi đã nhiều năm liền là đối tác tổ chức các khóa học mùa hè (Những ngày Tam Đảo) để đào tạo về phương pháp phân tích trong các ngành khoa học xã hội. Chính ông cũng tham gia giảng dạy trong các khóa học này.

Các Sự Kiện Khác

Tọa đàm IRED: "Sự Hiện diện của Khoa học Xã hội Việt Nam Trên trường Quốc tế"

Diễn giả : GS. Nguyễn Văn Tuấn (Đại học New South Wales, Australia) Thời gian : Chiều Thứ 5, ngày  09/08/2012 (từ 13h30 đến 17h00) Địa điểm : Trụ sở Viện IRED - Số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Q.3, TP HCM

Tọa đàm IRED: "Đạo đức trong Nghiên cứu Khoa học"

Thời gian: Chiều thứ Bảy, từ 13h30 đến 17h, ngày 5/5/2012 Diễn giả: GS. Nguyễn Văn Tuấn Địa điểm: Trụ sở Viện IRED - Số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Q.3, TP HCM

Tọa đàm IRED: "Viết một đề cương nghiên cứu"

Thời gian: Chiều thứ Năm , ngày 15/5/2014 (từ 14g00 đến 17g00) Địa điểm: Trụ sở Viện IRED - Số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TP. HCM. Diễn giả: Gs. Heather Stur, Học giả Fulbright năm 2013-2014