Tọa đàm IRED: "Học gì ở Nhà trường: Tri thức hay Kinh nghiệm?"

Học gì khi đến trường phổ thông luôn luôn là mối quan tâm gắn với các chính sách giáo dục của mọi quốc gia. Nội dung học (chương trình và sách giáo khoa) luôn giữ vai trò là vấn đề cốt lõi của nhà trường. Một điều phải được bàn - đó là vấn đề bản chất của tri thức, cái tạo nên một chương trình học.

Vấn đề mà Tọa đàm IRED lần này đặt ra là: 

  • Ở thế kỉ 21 này, nhà trường cần trang bị cho thế hệ trẻ thứ tri thức nào để họ có thể thích ứng và chủ động với cái gọi là “xã hội tri thức”?
  • Thứ tri thức ấy khác với tri thức có được bằng kinh nghiệm từ gia đình, từ nơi sinh sống  ngoài đời?
  • Tri thức mà nhà trường bổ sung và cung cấp mới cho học sinh phải tuân theo những nguyên lý nào?

Vậy, câu trả lời sẽ như thế nào?

Nguyên lý đó chính là sự biệt hóa tri thức hay là sự phân biệt giữa tri thức và kinh nghiệm – bản lề cho tư duy giáo dục đồng thời là điểm gặp gỡ giữa ngành xã hội học và tâm lý học, từng thể hiện trong công trình của những học giả kiệt xuất trong lịch sử:

  • Với Emile Durkheim, người Pháp, cha đẻ ngành xã hội học, đó là sự phân biệt giữa “cái thiêng” và “cái phàm” – khởi nguồn của nhận thức luận.
  • Với Lev Vygotsky, nhà tâm lý học lỗi lạc người Nga, đó là sự phân biệt giữa “khái niệm lý thuyết” và “khái niệm thường nhật” – điều kiện tiên quyết của vấn đề sư phạm.
  • Với Basil Bernstein, nhà xã hội học giáo dục xuất chúng người Anh, đó là ranh giới giữa “tri thức cấu tạo theo chiều dọc” và “tri thức cấu tạo theo chiều ngang” – điều kiện tiên quyết của chương trình học.

Tiếp nối và phát triển những lý thuyết và quan điểm trên, Michael Young khẳng định tiêu chí của chương trình học dựa trên “tri thức của sức mạnh” hay là “tri thức khái niệm khoa học”, thay vì “tri thức kinh nghiệm” và “tri thức của kẻ mạnh” (những dạng tri thức mà chỉ những người có ưu thế mới có quyền quyết định và tiếp cận) là điều kiện cho chất lượng và sự công bằng trong giáo dục.

Những nội dung này sẽ được thuyết trình bởi Giáo sư Michael Young, nhà xã hội học giáo dục hàng đầu người Anh, nhà tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu về chương trình học. Ông là tác giả của cuốn “Tri Thức và Kiểm Soát” (Knowledge and Control) xuất bản năm 1971, cuốn sách đã tạo một bước ngoặt lớn trong ngành xã hội học giáo dục của thế giới, và gần đây nhất là cuốn “Giành lại tri thức: Từ trào lưu kiến tạo luận xã hội tới trào lưu duy thực xã hội trong ngành xã hội học giáo dục” (Bringing Knowledge Back In: From Social Constructivism to Social Realism in the Sociology of Education) xuất bản năm 2008, xoay quanh cách tiếp cận duy thực xã hội và hứa hẹn giải quyết cuộc khủng hoảng về lý thuyết đối với vấn đề chương trình học hiện nay.

Ban Tổ Chức “Tọa Đàm IRED” (gồm chuỗi tọa đàm “Triết học giáo dục” và “Nghề nghiên cứu”) xin trân trọng thông báo về buổi tọa đàm kỳ này của Viện IRED như sau: 

  • Chủ đề: “Học Gì ở Nhà Trường: Tri Thức hay Kinh Nghiệm?”
  • Diễn giả: GS. Michael Young (Nhà xã hội học giáo dục hàng đầu người Anh)
  • Thời gian: Chiều Thứ 7, ngày 28/07/2012 (từ 13h30 đến 17h00)
  • Địa điểm: Trụ sở Viện IRED - Số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TP. HCM
  • Hình thức: Thuyết trình và Tọa đàm/Đối thoại giữa Diễn giả và người tham dự
  • Lịch trình: 13h30-14h00: Giao lưu; 14h00-16h00; Thuyết trình; 16h00-17h00
  • Thành phần: Giới học thuật, giới nghiên cứu, giới giáo dục (các nhà nghiên cứu, các giáo sư/giảng viên đại học, lãnh đạo các đơn vị nghiên cứu, các nhà quản lý khoa học-giáo dục,...)
  • Phí tham dự: Miễn phí tham dự (Vì đây là một hoạt động phục vụ cộng đồng học thuật)
  • Đơn vị tổ  chức:Viện IRED (một viện nghiên cứu độc lập và phi lợi nhuận)

Tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo khoa học là một trong những “sinh hoạt học thuật” có tính thường xuyên của Viện IRED. Hiện Viện chúng tôi đang triển khai song song 02 chuỗi tọa đàm, đó là: Chuỗi tọa đàm “Triết học giáo dục” và Chuỗi tọa đàm “Nghề nghiên cứu”.

Với chuỗi tọa đàm “Triết học Giáo dục” thì có thể cùng bàn luận về tư tưởng giáo dục, triết lý giáo dục, quan điểm giáo dục cổ-kim, Đông-Tây. Còn với chuỗi tọa đàm “Nghề nghiên cứu” thì có thể cùng bàn luận về nhiều khía cạnh liên quan đến nghề nghiên cứu và lĩnh vực nghiên cứu, nhất là nghiên cứu về khoa học xã hội và khoa học giáo dục. Chẳng hạn như: tình hình nghiên cứu, xu hướng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, tinh thần nghiên cứu, đạo đức nghiên cứu, chuẩn mực nghiên cứu, kinh nghiệm nghiên cứu, đánh giá nghiên cứu, tài trợ nghiên cứu, báo cáo nghiên cứu, công bố nghiên cứu…

Theo tinh thần đó, mỗi chuỗi tọa đàm sẽ gồm nhiều buổi tọa đàm khác nhau. Và mỗi buổi tọa đàm sẽ tập trung trao đổi trao đổi một khía cạnh cụ thể nào đó thuộc nội dung của chuỗi tọa đàm và được phụ trách bởi một Diễn giả có uy tín về chủ đề mà Diễn giả đó phụ trách.

Với sự thành công của các buổi Tọa đàm trong suốt thời gian vừa qua, Ban Tổ Chức Chuỗi Tọa đàm tiếp tục tổ chức buổi tọa đàm tiếp theo với chủ đề: “Cách mạng giáo dục kiểu Đông Á – Trường hợp của Đài Loan”. Buổi Tọa đàm này do GS. Trần Văn Đoàn chủ trì và thuộc chuỗi tọa đàm “Triết học giáo dục” của Viện IRED.

 

GS. Michael F. D. Young

Điều phối Tọa đàm - Nguyễn Thị Kim Quý

Các Sự Kiện Khác

Workshop IRED: "KỸ NĂNG VIẾT HỌC THUẬT"

Thời gian: Chiều thứ Sáu, ngày 06/09/2019 (từ 13g30 đến 16g30) Địa điểm: Trụ sở Viện IRED - Số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TP. HCM Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Sophie Fuggle 

Tọa đàm IRED: "Xu hướng mới trong Nghiên cứu Khoa học Xã hội"

Thời gian: Chiều thứ Sáu, từ 13h30h đến 17h00, ngày 30/03/2012 Địa điểm: Trụ sở Viện IRED Diễn giả: GS. Gilbert de Terssac

Tọa đàm IRED: "Chân dung Nhà giáo và Công tác Đào tạo ở Na Uy"

Thời gian: Chiều Thứ Ba, ngày 28/5/2013 (từ 13h30 đến 17h00) Diễn giả: GS. Elaine Munthe Đại học Stavanger (Na Uy) Địa điểm: Trụ sở Viện IRED - Số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TP. HCM