Hội thảo
Viện IRED cùng các học giả, nhà nghiên cứu và chuyên gia giáo dục tổ chức sự kiện học thuật như tọa đàm, hội thảo, hội nghị trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực văn hóa, giáo dục và khoa học xã hội.
“Con người ở đâu trong vũ trụ?” sẽ là chủ đề xuyên suốt mà Giáo sư Trịnh Xuân Thuận mong muốn đem đến cho công chúng, đặc biệt là giới trẻ, cái nhìn gần gũi hơn về thiên văn học cũng như những suy nghĩ về bản thân mình trước thế giới và vũ trụ rộng lớn.
Vũ trụ và con người liên hệ khăng khít hài hòa trong sự hỗn độn vốn có của vũ trụ. Con người xuất hiện trên Trái đất, chiêm ngưỡng sự huyền bí của vũ trụ, thắc mắc về vũ trụ, đặt ra những câu hỏi về vũ trụ và… đánh giá vẻ đẹp của vũ trụ. Có thể nói rằng, vũ trụ chẳng có ý nghĩa gì nếu không có người quan sát để thưởng ngoạn, khâm phục vẻ đẹp thánh thiện cùng sự hòa điệu tuyệt vời của nó. Vũ trụ vốn dĩ rất đẹp và vũ trụ đã hoàn tất cho sự sống của con người. Và, con người tồn tại để vũ trụ trở nên có ý nghĩa.
Con người hiện đại đang hướng về vũ trụ với cái nhìn khắc khoải, chiêm nghiệm cùng ý thức tìm hiểu được thôi thúc bởi niềm đam mê khám phá. Vũ trụ thật sự bí ẩn và con người vẫn đang lần mở những bí mật huyền diệu đó. Cuộc truy đuổi giữa một bên là suy luận thuần túy logic và một bên là sự huyền bí siêu nhiên này ắt hẳn rất khó có hồi kết bởi vì câu trả lời thường không có cho mọi câu hỏi. Và khi một câu hỏi được trả lời, sẽ có rất nhiều câu hỏi khác xuất hiện…
Diễn đàn Talk&Think - Chia sẻ và Suy ngẫm do Trường PACE, Viện IRED, Dự án IPL và Dự án Sách Hay đồng phối hợp tổ chức, số tháng 12/2011 với chủ đề “Con người, vũ trụ và niềm đam mê khám phá” là một trong những nỗ lực để trả lời cho những câu hỏi đó!
Với sự chủ trì và thuyết trình của Giáo sư Trịnh Xuân Thuận - chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực thiên văn, chương trình sẽ tập trung tái hiện lại lịch sử hình thành và phát triển của vũ trụ, chuyển tải đến khán giả một lượng kiến thức nhất định trong sự bất tận về thiên văn học, phác họa ra vẻ đẹp của vũ trụ đồng thời chứng minh cho chúng ta thấy là vũ trụ học hiện đại đã tìm lại được sự liên hiệp xưa giữa con người và vũ trụ.
Ngoài ra, trong khuôn khổ của chương trình, Giáo sư Trịnh Xuân Thuận sẽ đưa ra những dự báo về sự tồn tại của trái đất khi mà sự ô nhiễm do con người gây ra ngày một tăng cao. Giáo sư cũng sẽ đề xuất những giải pháp mang tính thực tế cho việc tiếp cận khoa học nói chung và thiên văn học nói riêng trong hoàn cảnh Việt Nam ta.
Thông tin về chương trình cụ thể như sau:
Đôi nét về diễn giả:
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận sinh năm 1948 tại Hà Nội. Ông từng theo học trung học tại trường Yersin ở Đà Lạt, rồi trường Jean Jacques Rousseau ở Sài Gòn (nay là trường PTTH Lê Quý Đôn - TP.HCM). Sau khi đỗ tú tài trường Jean Jacques Rousseau năm 18 tuổi, Trịnh Xuân Thuận sang Thụy Sĩ du học ngành vật lý. Chỉ sau một năm học ở Thụy Sĩ, nhờ khả năng học tập xuất sắc, chàng sinh viên Việt Nam Trịnh Xuân Thuận giành được học bổng lên thẳng năm thứ hai của ba trường đại học danh tiếng bậc nhất nước Mỹ: MIT ở Boston, Học viện Công nghệ California (California Institute of Technology) và Princeton. Ông lần lượt theo học tại Học viện Công nghệ California (California Institute of Technology) từ 1967 đến 1970, và học tại Đại học Princeton từ 1970 đến 1974. Và Trịnh Xuân Thuận đã bảo vệ xuất sắc luận án Tiến sĩ tại Đại học Princeton. Từ năm 1976 đến nay, ông là Giáo sư ngành Vật lý thiên văn tại Đại học Virginia. Giáo sư Trịnh Xuân Thuận không chỉ nổi tiếng là nhà vật lý thiên văn có nhiều công trình nghiên cứu về vũ trụ gây tiếng vang lớn. Ông còn là nhà văn, nhà thơ, một triết gia, một Phật tử và nhà hoạt động cho môi trường và hòa bình. Khoa học đối với ông không chỉ dành riêng cho những nhà thông thái, mà luôn nhắm tới công chúng bình dị. Đầu tháng 10/2009, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã quyết định trao Giải thưởng Kalinga 2009 cho giáo sư Trịnh Xuân Thuận. Đây là giải thưởng quốc tế nhằm tôn vinh nỗ lực của những nhà nghiên cứu có nhiều thành công trong việc phổ biến kiến thức khoa học đến công chúng, cải thiện phúc lợi công cộng và làm giàu có thêm di sản văn hóa của các dân tộc và những giải pháp cho các vấn đề của nhân loại. Ngoài ra, ông còn được trao giải thưởng lớn Moron 2007 cho tác phẩm “Những con đường của ánh sáng” - giải thưởng chuyên công nhận các công trình triết học của các tác giả liên quan tới các vấn đề đạo đức và mỹ học, tương đương với giải thưởng Pulitzer của Mỹ hay giải thưởng sách quốc gia. Các tác phẩm tiêu biểu của Giáo sư Trịnh Xuân Thuận:
|
ĐĂNG KÝ THAM DỰ Để nhận thư mời tham dự Diễn đàn Talk&Think kỳ này (hoàn toàn miễn phí), Quý vị vui lòng đăng ký với BTC. Vì số lượng ghế ngồi có hạn, Quý vị vui lòng đăng ký tham dự trước 13h00 ngày 17/12/2011 (BTC xin được ưu tiên cho những người đăng ký sớm). |
Diễn giả:GS. Trần Văn Đoàn (Đại học Quốc Gia Đài Loan / NTU) Thời gian:Sáng Thứ 4, ngày 31/10/2012 (từ 8h30 đến 12h00) Địa điểm:Trụ sở Viện IRED - Số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TP. HCM
Thời gian: Chiều Thứ 6, ngày 22/02/2019 (từ 13g30 đến 17g00) Địa điểm: Trụ sở Viện IRED - Số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TP. HCM Diễn giả: Dịch giả Huỳnh Duy Thanh