Tọa đàm IRED: "Cách mạng Giáo dục kiểu Đông Á – Trường hợp Đài Loan"

Ban Tổ Chức “Tọa Đàm IRED” (gồm chuỗi tọa đàm “Triết học giáo dục” và “Nghề nghiên cứu”) xin trân trọng thông báo về buổi tọa đàm kỳ này của Viện IRED như sau: 

  • Chủ đề:“Cách mạng Giáo dục kiểu Đông Á – Trường hợp Đài Loan"
  • Diễn giả:GS. Trần Văn Đoàn (Đại học Quốc Gia Đài Loan / NTU)
  • Thời gian:Sáng Thứ 4, ngày 31/10/2012 (từ 8h30 đến 12h00)
  • Địa điểm:Trụ sở Viện IRED - Số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TP. HCM
  • Hình thức:Thuyết trình và Tọa đàm/Đối thoại giữa Diễn giả và người tham dự
  • Lịch trình: 8h30-9h00: Giao lưu; 9h00-10h30: Thuyết trình; 10h30-12h00: Tọa đàm
  • Thành phần: Giới học thuật, giới nghiên cứu, giới giáo dục (các nhà nghiên cứu, các giáo sư/giảng viên đại học, lãnh đạo các đơn vị nghiên cứu, các nhà quản lý khoa học-giáo dục,...)
  • Phí tham dự: Miễn phí tham dự (Vì đây là một hoạt động phục vụ cộng đồng học thuật)
  • Đơn vị tổ  chức:Viện IRED (một viện nghiên cứu độc lập và phi lợi nhuận)

Vài nét về diễn giả:

Giáo sư Trần Văn Đoàn là Giáo sư Triết học của Đại học Quốc Gia Đài Loan từ năm 1985 cho đến nay. Từ năm 1988 ông được phong chức Giáo sư Giảng Tòa (Chair Professor), và từ năm 2000, ông giữ ghế Lịch sử Triết học phương Tây.

Trong hơn 40 năm kinh nghiệm nghiên cứu và giảng dạy về triết học, khoa học xã hội, ông từng làm việc tại Ý và Áo quốc, và từ năm 1980 tại Đài Loan. Giáo sư Đoàn cũng từng là Giáo sư Thỉnh giảng (Visiting Professor) và Giáo sư Nghiên cứu (Research Professor) của nhiều đại học trên khắp thế giới như: ĐH Lisbon, ĐH London, ĐH Louvain, ĐH Vienna, ĐH Frankfurt, ĐH Bắc Kinh, Max-Planck Institut (1996-97), ĐH Oxford, ĐH Georgetown, ĐH Kyoto, hai ĐH Quốc Gia Việt Nam (Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh), và nhiều đại học khác.

GS. Đoàn tốt nghiệp Tiến sỹ Khoa học (Docteur en Science), Pháp (1973); Tiến sỹ Triết học (Doktor der Philosophie), Áo (1975), Thạc sỹ Thần Học (Magister der Theologie), Đức (1976). Ngoài ra ông hoàn thành Luận án Giảng sư (Habilitation) tại ĐH Salzburg, Áo (1978). Ông cũng được trao tặng bằng Tiến sỹ Danh dự (Dr. Honoris Causa), Canada (2001), cũng như chức Giáo sư Danh dự (Honorary Professor), ĐH Hoa Trung, Trung Quốc (2004), và Giáo sư Đặc cách (Distinguished Professor), ĐH Trường Vinh, Đài Loan (2012).

Gs Đoàn là Tổng biên tập Tập san Triết học Châu Á (The Asian Journal of Philosophy), Đồng chủ biên của Từ Điển Triết Học và Tôn Giáo (Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam), cũng như bộ Đại Từ Thư Triết Học Trung Quốc (ĐH Phụ Nhân, Đài Loan), và là Biên tập viên của trên 30 Tập san nghiên cứu tại Canada, Mỹ, Đài Loan, Nhật, Phi Luật Tân, Thái Lan, Indonesia, cũng như Tập san Triết học của Liên hiệp các Hội Triết Học Thế giới, UNESCO, và Council for Research in Values and Philosophy (Mỹ).

Từ năm 2004, GS Đoàn là Chủ tịch của Liên Hiệp Triết Gia Á Châu (Union of Asian Philosophers) và Ủy Viên Hội Đồng của Hội đồng Điều Hành (Board of Directors) của Liên đoàn Quốc tế các Hội Triết học (Fédération internationale des sociétés de philosophie - FISP).

GS Đoàn đã xuất bản hơn 150 báo cáo khoa học (Research Papers) viết bằng tiếng Pháp, Đức, Anh, Ý, Trung và Việt ngữ đăng trên 30 Tập san nghiên cứu tại Âu, Á và Mỹ châu. Ông cũng là tác gỉa của trên 15 tập sách chuyên khảo (monographs) khác.

Trong số các tác phẩm Việt ngữ của ông bao gồm Việt Triết Luận Tập 1, Thông Diễn Học trong Khoa Học Xã Hội Nhân Văn, Thuyết Hậu Hiện Đại và Việt Triết Luận Tập II và III.

Tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo khoa học là một trong những “sinh hoạt học thuật” có tính thường xuyên của Viện IRED. Hiện Viện chúng tôi đang triển khai song song 02 chuỗi tọa đàm, đó là: Chuỗi tọa đàm “Triết học giáo dục” và Chuỗi tọa đàm “Nghề nghiên cứu”.

Với chuỗi tọa đàm “Triết học Giáo dục” thì có thể cùng bàn luận về tư tưởng giáo dục, triết lý giáo dục, quan điểm giáo dục cổ-kim, Đông-Tây. Còn với chuỗi tọa đàm “Nghề nghiên cứu” thì có thể cùng bàn luận về nhiều khía cạnh liên quan đến nghề nghiên cứu và lĩnh vực nghiên cứu, nhất là nghiên cứu về khoa học xã hội và khoa học giáo dục. Chẳng hạn như: tình hình nghiên cứu, xu hướng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, tinh thần nghiên cứu, đạo đức nghiên cứu, chuẩn mực nghiên cứu, kinh nghiệm nghiên cứu, đánh giá nghiên cứu, tài trợ nghiên cứu, báo cáo nghiên cứu, công bố nghiên cứu…

Theo tinh thần đó, mỗi chuỗi tọa đàm sẽ gồm nhiều buổi tọa đàm khác nhau. Và mỗi buổi tọa đàm sẽ tập trung trao đổi trao đổi một khía cạnh cụ thể nào đó thuộc nội dung của chuỗi tọa đàm và được phụ trách bởi một Diễn giả có uy tín về chủ đề mà Diễn giả đó phụ trách.

Với sự thành công của các buổi Tọa đàm trong suốt thời gian vừa qua, Ban Tổ Chức Chuỗi Tọa đàm tiếp tục tổ chức buổi tọa đàm tiếp theo với chủ đề: “Cách mạng giáo dục kiểu Đông Á – Trường hợp của Đài Loan”. Buổi Tọa đàm này do GS. Trần Văn Đoàn chủ trì và thuộc chuỗi tọa đàm “Triết học giáo dục” của Viện IRED.

 

Các Sự Kiện Khác

Tọa đàm IRED: "Phương pháp Phỏng vấn trong Nghiên cứu Định tính: Những Kinh nghiệm và Thách thức"

Diễn giả: TS. Alexandre Dormeier Freire (Đại học Geneva, Thụy Sỹ) Thời gian: Chiều Thứ 7, ngày 18/08/2012 (từ 13h30 đến 17h00) Địa điểm: Trụ sở Viện IRED - Số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TP. HCM

Tọa đàm IRED: "PHƯƠNG PHÁP LUẬN DÂN DÃ"

Thời gian: Chiều thứ Sáu, ngày 14/6/2019 (từ 13g30 đến 17g00) Địa điểm: Trụ sở Viện IRED - Số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TP. HCM Diễn giả chia sẻ: Nhà nghiên cứu LÊ MINH TIẾN 

Tọa Đàm IRED: "Phương pháp Giáo dục Montessori: Lý thuyết và Thực tế"

Thời gian: Tối thứ Bảy , ngày 15/3/2014 (từ 17g30 đến 20g00) Địa điểm: Trụ sở Viện IRED - Số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TP. HCM. Diễn giả: Ts. Joan Easton