Mạn đàm Sách: "Những Ghi chép về Quyền Tự do lựa chọn"

TỌA ĐÀM IRED
(Một sinh hoạt học thuật thường kỳ của Viện Giáo Dục IRED)


MẠN ĐÀM SÁCH:

NHỮNG GHI CHÉP VỀ QUYỀN TỰ DO LỰA CHỌN

Diễn giả chia sẻ: GS.TS. NGUYỄN VĂN TRỌNG
13:30-17:00, ngày 13/11/2015 tại Viện IRED

Ban Tổ chức xin thông báo và trân trọng kính mời Quý vị đến tham dự buổi Mạn đàm Sách do Viện IRED tổ chức. Thông tin chi tiết về buổi mạn đàm này như sau:

  • Chủ đề:  Những Ghi chép về Quyền Tự do lựa chọn".          
  • Thời gian: Chiều Thứ 6, ngày 13/11/2015 (từ 13g30 đến 17g00)
  • Địa điểm: Trụ sở Viện IRED - Số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TP. HCM.
  • Diễn giả: Gs. Ts. Nguyễn Văn Trọng
  • Hình thức: Thuyết trình và Mạn đàm giữa Tác giả/Diễn giả và người tham dự.
  • Thành phần: Lãnh đạo, giáo viên/giảng viên các trường phổ thông/cao đẳng/đại học, các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu và các độc giả quan tâm đến nội dung của quyển sách.
  • Ngôn ngữ: Tiếng Việt.
  • Phí tham dự: Hoàn toàn miễn phí (vì hoạt động phục vụ cộng đồng học thuật).
  • Lịch trình:
    13h30 - 14h00: Đón tiếp & Giao lưu
    14h00 - 16h00: Thuyết trình
    16h00 - 17h00: Tọa đàm/Đối thoại
  • Đơn vị tổ chức: Viện IRED (một viện nghiên cứu độc lập và phi lợi nhuận).

Đôi dòng về Diễn giả Nguyễn Văn Trọng

 Gs. Ts. Nguyễn Văn Trọng sinh năm 1940 tại Hà Nội, tốt nghiệp trung học phổ thông năm 1959 tại trường trung học cấp III đường Lý Thường Kiệt Hà Nội. Sau một năm học tiếng Nga tại lớp chuyên tu trường ngoại ngữ Gia Lâm, năm 1960, Ông sang Liên Xô học ở trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Kiev theo chuyên ngành Vật lý Lý thuyết. Ông tốt nghiệp Đại học Kiev với hạng ưu năm 1965.

Thời kỳ 1965 – 1968, Ông là nghiên cứu sinh ở trường Đại học Kiev. Ông bảo vệ thành công luận án Kandidat nauk (TS) năm 1968 tại Đại học Kiev. Thời kỳ 1969 – 1970, Ông là cộng tác viên khoa học tại Viện Vật lý Lý thuyết Kiev (Viện Hàn lâm Khoa học Ukraine).

Năm 1970, Ông về Việt Nam nhận công tác tại Phòng Vật lý Lý thuyết thuộc Viện Vật lý Hà Nội (lúc đó mới được thành lập). Từ năm 1979, Ông vào làm việc tại Viện Vật lý TP Hồ Chí Minh cho tới khi về hưu (2005). Năm 1984, Ông bảo vệ thành công luận án Doctor nauk (TS KH) tại Đại học Kiev.
Ông đã công bố 30 công trình khoa học Vật lý trên các tạp chí chuyên ngành quốc tế. Ông có nhiều chuyến đi làm việc ngắn hạn ở nước ngoài tại Viện Vật lý Lý thuyết Kiev (Liên Xô), Đại học Kiev (Liên Xô), Đại học Stuttgart (CHLB Đức), Đại học Moncton (Canada).
Ông được nhà nước phong hàm Phó Giáo sư (năm 1984) và Giáo sư (năm 1991).
Ông đã dịch một số tác phẩm: J.S. Mill, Bàn về tự do (Nxb Tri Thức, 2005); J.S. Mill, Chính thể đại diện (Nxb Tri Thức, 2008); R. P. Feynman, Ý nghĩa mọi thứ trên đời (Nxb Tri Thức, 2010); A.I. Herzen, Từ bờ bên kia (Nxb Tri Thức, 2012); I. Berlin, Bốn tiểu luận về tự do (Nxb Tri Thức, 2014); I. Berlin, Tất định luận và tự do lựa chọn (Nxb Tri Thức, 2015). Ông cũng là tác giả của nhiều bài viết chính luận đăng trên các tạp chí như Tia Sáng, Thời báo kinh tế Sài gòn, Sài Gòn Tiếp thị...Ông là thành viên Hội đồng Khoa học của Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh.
Gần đây nhất, Ông là tác giả của quyển sách "Những ghi chép về quyền tự do lựa chọn" do NXB Tri Thức và DT Books phát hành 2015. Tác phẩm này là kết quả của công trình nghiên cứu lý thuyết về đề tài “Hiểu về Tự do” của Viện IRED, do Ông chủ trì.
 

Gs. Ts. Nguyễn Văn Trọng

Các Sự Kiện Khác

Tọa đàm IRED: "GIẢI PHÁP GIÁO DỤC NÀO CHO THỜI LOẠN CHUẨN?"

Thời gian: Sáng thứ Tư, ngày 22/5/2019 (từ 8g30 đến 11g30) Địa điểm: Trụ sở Viện IRED - Số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TP. HCM Diễn giả chính: Nhà hoạt động giáo dục Giản Tư Trung

Workshop IRED: "KỸ NĂNG VIẾT HỌC THUẬT"

Thời gian: Chiều thứ Sáu, ngày 06/09/2019 (từ 13g30 đến 16g30) Địa điểm: Trụ sở Viện IRED - Số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TP. HCM Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Sophie Fuggle 

Tọa đàm IRED: "Nghiên cứu định tính: Từ lý thuyết chuẩn mực đến thực tiễn Việt Nam”

Thời gian: Chiều thứ Sáu, ngày 4/11/2016 (từ 13g30 đến 17g00) Địa điểm: Trụ sở Viện IRED - Số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TP. HCM. Diễn giả:  PGS.TS Nguyễn Đức Lộc & TS. Nguyễn Khánh Trung